1. Bà bầu ăn thanh long được không ?
Thanh long có vị chua ngọt, được nhiều người lựa chọn làm món tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Với phụ nữ mang thai, ăn thanh long giúp thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra, loại trái cây này còn rất giàu khoáng chất và vitamin nên giúp mang đến rất nhiều những lợi ích sức khỏe khác cho bà bầu.
Trái thanh long rất bổ dưỡng và có nhiều carbohydrate nên sẽ cung cấp nhiều năng lượng cho bà bầu. Ăn thanh long khi mang thai sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu và thai nhi.
2. Tác dụng của thanh long đối với bà bầu
Nếu ăn thanh long với khẩu phần hợp lý, sức khỏe của chị em trong thời kì dưỡng thai sẽ được cải thiện đáng kể. Việc bà bầu ăn thanh long sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe sau:
2.1 Cải thiện hệ miễn dịch
Ở giai đoạn dưỡng thai, bà bầu nên ăn thanh long để bổ sung vitamin C - một dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống các bệnh lý đường hô hấp.
2.2 Tăng năng lượng cho cơ thể
Thanh long chứa nhiều carbonhydrate nên rất có lợi cho mẹ bầu. Vi chất dinh dưỡng sẽ tăng năng lượng cho cơ thể, giúp mẹ vượt qua tình trạng mệt mỏi và căng thẳng khi mang thai.
Xem thêm: Bỏ qua ốm nghén, đây là những khó chịu bà bầu thường gặp phải khi mang thai
2.3 Hỗ trợ sự phát triển não của thai nhi
Hàm lượng axit béo omega -3 và omega – 6 trong thanh long tuy không quá nhiều nhưng lại là nguồn chất béo có lợi cho cơ thể. Không chỉ chuyển hóa thành năng lượng để “nuôi” cơ thể, axit béo còn cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển não của thai nhi, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3.
2.4 Ngăn ngừa táo bón
Với hàm lượng chất xơ phong phú và lượng nước dồi dào, thanh long sẽ giúp mẹ bầu no lâu, đồng thời thúc đẩy quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt, khi bà bầu ăn thanh long còn giúp giảm nguy cơ bị táo bón, một triệu chứng mà hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải.
2.5 Kháng viêm hiệu quả
Thanh long được coi là loại trái cây có tính kháng viêm và chống nhiễm khuẩn khá hiệu quả nhờ cung cấp vitamin C cùng hoạt chất carotenoid. Từ đây có thể phòng chống các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ.
Xem thêm: Điểm mặt 6 nguyên nhân khiến chị em bị ngứa ngáy vùng ‘tam giác mật’ khi mang thai
2.6 Duy trì xương chắc khỏe
Lượng chất nhầy cùng magie trong quả thanh long có vai trò quan trọng củng cố các khớp xương của mẹ chắc khỏe. Ngoài ra, canxi cùng photpho có trong loại trái cây này cũng đảm bảo cho sự phát triển hàm răng và hệ vận động của thai nhi.
2.7 Bà bầu ăn thanh long giúp phòng tránh tiền sản giật
Folate là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu trong thời kỳ mang thai. Tuyệt vời khi thanh long có chứa một lượng chất folate phong phú, giúp ngăn chặn dị tật ống thần kinh của thai nhi và hạn chế nguy cơ mắc tiền sản giật ở mẹ.
Xem thêm: Đừng chủ quan với chứng tiền sản giật – tai biến sản khoa cực kỳ nghiêm trọng
2.8 Hạn chế thiếu máu
Dưỡng chất vitamin C trong thanh long sẽ kích thích các tế bào của cơ thể hấp thu chất sắt hiệu quả hơn, làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố ở mẹ bầu, cải thiện tốt tình trạng thiếu máu khi mang thai.
3. Bà bầu ăn thanh long nhiều có tốt không?
Chế độ ăn của bà bầu luôn cần phải đảm bảo cung cấp đủ và cân đối các dưỡng chất, do đó việc ăn quá nhiều thanh long là điều không nên.
Một số tác dụng phụ sau đây có thể xảy ra khi bà bầu ăn thanh long quá liều lượng:
- Tăng chỉ số đường huyết, đặc biệt là khi ăn thanh long đỏ.
- Dễ bị lạnh bụng, mắc tiêu chảy.
Lời khuyên là mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn từ 2 – 3 bữa, mỗi lần chỉ nên ăn tối đa 1 quả.
4. Những lưu ý khi bà bầu ăn thanh long
Một số lưu ý sau mà mẹ bầu nên chú ý, cần tránh khi ăn thanh long để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi:
- Nên chọn quả thanh long tươi để ăn, không dùng quả héo, vỏ không căng mọng nước và dùng xen kẽ với các loại trái cây khác để cân bằng lượng đường trong máu.
- Không nên lạm dụng quá nhiều
- Khi có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thì không nên ăn.
- Khi bụng mẹ bầu dễ bị đau bụng, tiêu chảy thì không nên ăn thanh long.
- Bà bầu mắc bệnh ho có đờm, mệt mỏi, stress nặng thì tránh ăn thanh long.
- Thanh long rất giàu đạm thực vật nên nếu bà bầu bị dị ứng với đạm thực vật thì không nên sử dụng.
5. Các món ăn từ thanh long cho bà bầu
Từ quả thanh long ngọt thơm, có rất nhiều các chế biến món ăn lạ miệng và hấp dẫn để bà bầu thưởng thức trong thai kì. Bà bầu có thể làm các món ngon từ thanh long như
- Kết hợp thanh long với các lọai trái cây khác (táo, lê, dưa hấu, kiwi...) và các loại xà lách búp, cải mầm trộn cùng sốt mayonnaise thành món salad trái cây.
- Làm món sinh tố thanh long.
- Nước ép thanh long, tắc và mật ong.
- Thanh long cắt nhuyễn trộn với sữa chua.
Vậy là mẹ không còn phải quá lo lắng khi “măm măm” thanh long trong suốt quá trình chăm sóc thai nhi nữa, nhưng xin “nhắn nhỏ” mẹ nhớ chỉ ăn một lượng vừa đủ thôi nhé.