1. Bệnh chốc lở là gì?
Chốc lở là tình trạng nhiễm trùng nông ở da do vi khuẩn gây ra. Bệnh rất dễ lây lan trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành và lây sang người khác.
Chốc lở có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đa số là trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Bệnh chốc lở thường bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác. Nếu chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách bệnh sẽ được cải thiện nhanh và không để lại sẹo. Trường hợp ngược lại bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh chốc lở thường gặp ở trẻ em (Nguồn: Internet)
Bệnh chốc lở thường xuất hiện với những bóng nước hình tròn, dẹp, sau vài giờ, bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng. Vị trí thường gặp của bệnh chốc là ở mặt, vùng da hở hoặc bất kỳ chỗ nào kể cả lòng bàn tay, bàn chân, không bao giờ xuất hiện ở niêm mạc. Tại vùng da đầu, vảy tiết có thể làm tóc bết lại.
Bệnh thường khỏi trong 10 ngày tới 2 tuần nếu điều trị đúng cách.
2. Bệnh chốc lở dùng thuốc gì?
Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chốc lở bằng cách nhìn vào các vết loét đặc trưng. Tùy vào mức độ mắc bệnh và nguyên nhân mà bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp.
- Trường hợp nhẹ hoặc thương tổn khu trú: Làm sạch tổn thương bằng dung dịch NaCl 0,9% hay thuốc tím 1/10.000. Dùng mỡ/kem kháng sinh như axit fusidic ngày 2 lần.
- Khi tổn thương lan rộng, nặng, dai dẳng và có nguy cơ biến chứng viêm cầu thận cấp: Dùng kháng sinh toàn thân. Có thể dùng kháng sinh nhóm β-lactam, cephalosporin, macrolid, penicillin bán tổng hợp.
- Nếu chốc lở kháng thuốc phải điều trị theo kháng sinh đồ. Dùng thuốc kháng histamin H1 nếu có ngứa như: phenergan, loratadin... Nếu có biến chứng phải chú trọng điều trị các biến chứng.
Để điều trị đúng thuốc và chấm dứt bệnh sớm thì tốt nhất bạn nên đến các bệnh viện da liễu uy tín để thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
3. Mẹo dân gian chữa bệnh chốc lở
Nếu bị chốc lở nhẹ và chưa gây biến chứng thì bạn có thể tham khảo một số mẹo chữa sau đây:
3.1 Sử dụng tỏi
Dùng tỏi chữa bệnh chốc lở (Nguồn: Internet)
Tỏi sống thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm. Chiết xuất tỏi có thể ức chế cả hai chủng vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở.
Để tận dụng tỏi chữa bệnh chốc lở, bạn cần đặt mặt cắt của một lát tỏi trực tiếp vào vết loét nhưng bạn sẽ hơi đau một chút. Bạn cũng có thể đập dập tỏi và sau đó bôi tại chỗ.
3.2 Dùng gừng
Để áp dụng gừng trong điều trị bệnh chốc, bạn nên cắt một lát gừng và đặt lên trên vết loét. Gừng có thể khiến bạn cảm thấy hơi rát. Bạn cũng có thể ép gừng và chế biến thuốc đắp từ nước ép đó rồi bôi lên vết loét.
3.3 Sử dụng mật ong
Mật ong có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là được sử dụng như một chất kháng khuẩn.
Để chữa chốc lở, bạn có thể dùng mật ong nguyên chất bôi trực tiếp vào vết loét và để trong 2 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
3.4 Dùng nghệ
Nghệ từ lâu được dùng như một phương thuốc chống viêm. Ngoài ra, nghệ còn có đặc tính kháng khuẩn, thậm chí có thể chống lại vi khuẩn gây bệnh chốc lở.
Cũng như các phương pháp trên, bạn hãy đắp nghệ vào vết loét. Bạn cũng có thể trộn nước với bột nghệ để làm hỗn hợp bột đắp.
Lưu ý: Trên đây là một số mẹo dân gian được nhiều người áp dụng chữa bệnh chốc lở và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp áp dụng nhưng không thành công do cơ địa không thích ứng với thuốc. Do đó, nếu đã thực hiện các cách trên những không khỏi bệnh thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để thăm khám và điều trị thích hợp.