Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Bệnh sởi ở người lớn nguy hiểm hơn bạn tưởng

Người lớn thường chủ quan với bệnh sởi, thậm chí nhiều người còn nghĩ rằng mình không bao giờ nhiễm sởi. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo bệnh sởi ở người lớn rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm.

1. Dấu hiệu bệnh sởi ở người lớn

Sởi là một bệnh nhiễm virus cấp tính do  virus ARN gây ra. Người lớn rất ít khi bị nhiễm sở vì thường đã nhiễm từ lúc nhỏ và miễn dịch sau đó. Tuy nhiên, có một số trường hợp người lớn vẫn mắc sởi do chưa miễn dịch.

Biểu hiện của bệnh sởi ở người lớn thường là:

benh-soi-o-nguoi-lon-nguy-hiem-hon-ban-tuong-voh-1

Triệu chứng bệnh sởi ở người lớn (Nguồn: Internet)

  • Sốt.
  • Ho khan.
  • Chảy nước mũi.
  • Mắt đỏ.
  • Không chịu được ánh sáng.
  • Những nốt nhỏ xíu với trung tâm màu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có tên là đốm Koplik.
  • Trên người xuất hiện những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau.

2. Bệnh sởi ở người lớn có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), khác với trẻ em, sởi ở người lớn nguy hiểm nhất là biến chứng não viêm, gây rối loạn trung khu tuần hoàn đường hô hấp làm bệnh nhân có nguy cơ tử vong.

Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh sởi nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Virus sởi có thể gây biến chứng sảy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân, thậm chí dị tật.

Nhìn chung, người lớn mắc bệnh sởi ít gặp các biến chứng về đường hô hấp, tuy nhiên điều nguy hiểm chính là những di chứng của bệnh sởi ở người lớn thường rất khó phát hiện để ngăn chặn.

Các chuyên gia y tế cho biết, do quan niệm bệnh sởi chỉ có ở trẻ em nên người lớn thường chủ quan, không có những biện pháp cách ly, không có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, vệ sinh tốt khi mắc bệnh. Từ đó, bệnh dễ lây lan trong cộng đồng và có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề.  

3. Cách điều trị bệnh sởi ở người lớn

Nguyên tắc điều trị bệnh sởi ở người lớn chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với vấn đề vệ sinh và chế độ dinh dưỡng.

Theo đó, khi bệnh nhân sốt cao cần dùng thuốc hạ sốt, liều lượng do bác sĩ chỉ định. Người bệnh nên nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa, đồng thời uống đủ nước vì sốt cao thường gây mất nước.

benh-soi-o-nguoi-lon-nguy-hiem-hon-ban-tuong-voh-2

Người lớn bị sốt do nhiễm sởi nên ở nhà nghỉ ngơi và cách ly với người thân (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, người bệnh cần vệ sinh răng miệng, vệ sinh da, vệ sinh mắt kỹ lưỡng, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung vitamin A trong thời gian mắc bệnh sởi.

Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người mắc bệnh sởi:

Bệnh sởi

Nên

Không nên

Protein lành mạnh: Thịt, cá (cá chép, cá hồi, cá ba sa,…), trứng, sữa,…Đây là nguồn cung cấp kẽm và sắt tốt cho hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Thịt chế biến sẵn: Như xúc xích, thịt nguội, giò, chả,…vì chúng có chứa nhiều muối, nitric, chất bảo quản gây hại.

Rau xanh: Tăng cường ăn rau lá xanh đậm như rau ngót, cải bó xôi, bông cải xanh,…

Chất béo: Đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, được chế biến dưới dạng chiên, rán, xào gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Hạn chế đồ ngọt, bánh kẹo…

Ngũ cốc, các loại hạt: Các thực phẩm này giàu vitamin E kích thích sự sản sinh các tế bào diệt vi khuẩn tự nhiên và sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn.

Đồ uống có ga: Đồ uống có ga, cồn không chỉ gây mất nước mà còn làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh.

Củ quả, trái cây: Tăng cường ăn củ, quả, trái cây tươi có màu vàng, đỏ như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, đu đủ, dưa hấu,…

Gia vị: Không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, hành tây, cà ri, muối.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý các biểu hiện sau để kịp thời phát hiện các biến chứng:

  • Nếu ban đã hết nhưng còn sốt hoặc sốt đã hạ nhưng tái phát lại.
  • Cơn ho đột ngột tăng lên, người mệt mỏi hơn.
  • Thở bất thường, nhịp thở nhanh, người bệnh li bì hơn.

Nếu có những biểu hiện này thì có thể nghi ngờ sởi gây biến chứng, người bệnh cần được thăm khám để chữa trị biến chứng kịp thời.

Nhìn chung, người lớn vẫn có nguy cơ bị nhiễm sởi và có thể gặp các biến chứng nặng nề của căn bệnh này gây ra đó là viêm cơ tim và viêm não. Do đó, dù là trẻ em hay người lớn thì cũng không nên chủ quan với căn bệnh này.

Bình luận