Header-01

Bị chóng mặt thường xuyên có thể do tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp (cườm nước) là bệnh lý thường gặp ở mắt do áp suất dịch thủy trong nhãn cầu tăng cao. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều bệnh lý khác cho cơ thể nếu không được điều trị kịp thờI.

Không ngoại trừ bất kỳ một đối tượng nào, tăng nhãn áp có thể làm hỏng thị lực dần dần, người bị tăng nhãn áp sẽ có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu mất thị giác cho đến khi bệnh trở nặng.

Vậy bệnh tăng nhãn áp là gì? Vì sao người bị tăng nhãn áp lại hay bị chóng mặt? Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh ra sao và liệu có thể phòng ngừa điều trị được không? Những thắc mắc này sẽ được bác sĩ Lương Lễ Hoàng chia sẻ ngay trong bài viết sau đây.

Tăng nhãn áp là gì ?

Theo chia sẻ từ bác sĩ Lương Lễ Hoàng, tăng nhãn áp là áp lực bên trong nhãn cầu.

Có thể hiểu đơn giản như sau: Phía sau đồng tử và tròng đen mắt có một vòng tròn ở giữa, phía sau vòng tròn đó là một khối trong suốt được gọi là thủy tinh thể.

Những ánh sáng sau khi đi xuyên qua thủy tinh thể sẽ rơi xuống vùng đáy mắt võng mạc, tạo nên sự kích ứng để chúng ta có thể nhận diện được những thứ mà chúng ta nhìn thấy.

Tuy nhiên, nếu như ánh sáng đi qua thủy tinh bị méo đi hoặc chất lượng bị giảm đi thì hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy sẽ không đúng hoặc không trung thực, dù chúng ta vẫn luôn mở mắt. Vật được phản chiếu lại mắt chúng ta có thể bị sai về màu, bị mờ, bị nhòe hoặc thậm chí một hình có thể thành 2, 3 hình.

bi-chong-mat-thuong-xuyen-co-the-do-tang-nhan-ap-VOHXem toàn màn hình

Tăng nhãn áp khiến mắt ta không thể nhìn rõ vật (Nguồn: Internet)

Bác sĩ Hoàng cho biết, khối thủy tinh thể giống như một quả cầu hình bầu dục, có độ cong nhất định, độ trong suốt lý tưởng thì hình ảnh phản chiếu mới có thể rõ nét.

Nếu lượng chất dịch trong khối thủy tinh thể tăng lên sẽ làm cho độ cong thủy tinh thể bị biến dạng, độ dài bị thu nhỏ lại thì lượng ánh sáng đi qua sẽ không đi xuyên suốt, với một vận tốc và áp lực như mong muốn.

Kéo theo đó, áp lực nội nhãn (áp lực phía trong mắt) tăng lên sẽ khiến cho mắt chúng ta không thể nhìn rõ vật và khi đi thăm khám bác sĩ gọi tên căn bệnh này chính là bị Cườm nước. Và sau một thời gian bệnh cườm nước sẽ biến thể trở thành bệnh Cườm hột.

Vì sao bị chóng mặt khi bị tăng nhãn áp?

Với những trường hợp bệnh nhân sau được bác sĩ đo nhãn áp phát hiện nhãn áp tăng lên hoặc nhãn áp một bên tăng một bên không thì chính hiện tượng này đã gây nên hiện tượng kích ứng mất quân bình và hậu quả chính là gây nên tình trạng chóng mặt.

Theo thống kê, có hàng trăm bệnh nhân đi khám sức khỏe với tình trạng bị đau đầu mãi không hết, dù đã chữa trị rất nhiều lần. Bác sĩ Hoàng cho biết có một tỉ lệ rất lớn bệnh nhân bị tình trạng này do áp lực nội nhãn tăng. Việc tăng áp lực nội nhãn ở giai đoạn nhẹ thường sẽ chỉ gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt…

MiddleContent-02

Một số trường hợp bệnh nhân sau khi được điều chỉnh áp lực nội nhãn thì tỉ lệ đau đầu, chóng mặt cũng đã giảm xuống rất nhanh và giảm với một tỉ lệ rất đáng kể.

Do đó, mọi người không nên có những định kiến chủ quan về bệnh, đừng nghĩ rằng bị đau đầu, chóng mặt thì chỉ có những bệnh ở vùng đầu hay cổ.

Đặc biệt là với những người trẻ tuổi thường xuyên ngồi trước máy vi tính, nếu thấy thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt thì nên đi kiểm tra nhãn áp của mình có đang trong định mức bình thường hay không.

Làm sao để phát hiện tình trạng tăng nhãn áp ?

Hiện nay, để đo được nhãn áp thì mọi người cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa mắt, tại đây, bác sĩ sẽ sử dụng nhãn áp kế để đo mắt, không gây đau đớn hay mất nhiều thời gian của người bệnh.

bi-chong-mat-thuong-xuyen-co-the-do-tang-nhan-ap-1-VOH

Đo nhãn áp để kiểm tra nhãn áp đang ở mức bình thường hay bị gia tăng (Nguồn: Internet)

Việc đo nhãn áp sẽ giúp người bệnh kiểm tra được nhãn áp của mình đang ở mức bình thường hay đã tăng lên cả bên mắt hay chỉ có một bên tăng, một bên giảm.

Bác sĩ Hoàng chia sẻ, chính sự khác bệnh ở 2 bên nhãn cầu là nguyên nhân khiến cho nhiều người bị đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi, tim hồi hộp…  Và nguyên nhân khiến cho nhãn áp không đồng đều là do đôi mắt bị mỏi điều tiết.

Việc điều trị bệnh tăng nhãn áp có phức tạp không?

Theo bác sĩ Hoàng, việc điều trị gia tăng nhãn áp hiện nay chỉ trở nên phức tạp khi bệnh đã chuyển sang Cườm nước.

Do đó, cách tốt nhất để mọi người tự bảo vệ đôi mắt của mình chính là đừng để gia tăng áp lực nội nhãn. Hãy để đôi mắt được nghỉ ngơi trong khoảng từ 10-15 phút để mắt được điều tiết về trạng thái cân bằng, không gây tình trạng mỏi mắt do phải ‘làm việc’ quá sức.

Hiện nay, người Nhật đang áp dụng phương pháp làm giảm áp lực nội nhãn bằng cách tắt hết đèn, đốt một ngọn nến và để cách xa khoảng vài mét, để đôi mắt tập trung nhìn vào ngọn nến trong khoảng 10 phút. Và nhiều người cho biết, thị lực của họ đã được cải thiện rất rõ sau khi áp dụng phương pháp này.

Điều cuối cùng bác sĩ Hoàng muốn chia sẻ là hiện nay còn rất nhiều người không quan tâm nhiều đến đôi mắt của mình và ít ai biết rằng việc tăng nhãn áp không chỉ gây ảnh hưởng đến đôi mắt như gây ra bệnh cườm khô hay thoái hóa võng mạc mà nó còn có thể biến chứng ra rất nhiều căn bệnh khác, điển hình nhất chính là bệnh cao huyết áp.

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Lương Lễ Hoàng về bệnh cao huyết áp và những mối nguy hại tìm ẩn xung quanh, hi vọng với những chia sẻ trên mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn đến đôi mắt của mình.

Để nghe lại toàn bộ cuộc trò chuyện của bác sĩ Lương Lễ Hoàng về bệnh Tăng nhãn áp từ chương trình: Sức khỏe là số 1, bạn có thể nghe trực tiếp tại audio bên dưới.

9 thực phẩm tốt cho mắt, bổ mắt bạn nên ăn từ bây giờ : Bổ sung các loại ra củ quả như: đu đủ, khoai lang, cà rốt, cà chua… giúp tăng cường thị lực, cho bạn có được một đôi mắt sáng khỏe hơn.
Sai lầm chết người khi tự ý ngưng uống thuốc cao huyết áp : Dùng thuốc là nguyên tắc sống còn trong điều trị bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, không ít người đã tự chủ động ngưng uống thuốc khi bệnh tình ổn định. Vậy điều này có thật sự tốt?
Bình luận