1. Trẻ em sốt bao nhiêu độ là cao ?
Ở giai đoạn đầu đời, việc bé hay mắc nhiều bệnh là điều thường gặp, không thế tránh khỏi, ngay cả việc trẻ bị cảm, bị sốt. Thông thường thân nhiệt ở trẻ em sẽ cao hơn người lớn tầm 0,5 - 1 độ C, cho nên nhiệt độ trung bình của trẻ em có thể ở mức 37,5 độ.
Nhưng khi thân nhiệt tăng trên mức 37,5 độ là chứng tỏ bé đang có dấu hiệu bị sốt và khi trẻ em sốt 39 độ được xem là mức độ cao, nguy hiểm. Nhưng ba mẹ cũng cần phải giữ bình tĩnh, nhanh chóng giúp bé hạ sốt trước đi dẫn đến bác sĩ để khám và điều trị.
Sốt cao 39 độ là hiện tượng không thể xem nhẹ ở trẻ nhỏ, tình trạng kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Vậy làm thế nào để hạ sốt nhanh khi bé sốt 39 độ? Cùng đọc những chia sẻ hữu ích về vấn đề này qua bài viết sau đây.
2. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ em sốt 39 độ
Sốt cao 39 độ là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, đây là một phản ứng của cơ thể xảy ra do phản ứng miễn dịch tự nhiên khi bị bệnh để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… xâm nhập.
Ở trẻ em, thân nhiệt bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 37 – 37,5 độ C, nếu lên đến 38 độ C là có sốt. Nếu đo thấy thân nhiệt trẻ từ mức 39 độ C trở lên là sốt cao.
Trẻ bị sốt thường hay quấy khóc, mệt mỏi (Nguồn: Internet)
Khi bé sốt 39 độ thường có các biểu hiện như:
- Mệt mỏi, quấy khóc, dễ nổi cáu, ngủ mơ màng,
- Mặt đỏ hoặc tái, mắt không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, hay rung mình, tăng tiết mồ hôi.
- Thân nhiệt tăng bất thường.
3. Nguyên nhân dẫn đến bé sốt 39 độ
Thông thường, tình trạng sốt cao ở trẻ nhỏ thường do 2 nguyên nhân chính là sốt do nhiễm trùng và sốt không nhiễm trùng.
3.1 Sốt do nhiễm trùng
Nhiễm siêu vi là nguyên nhân hàng đầu gây ra sốt ở trẻ nhỏ. Bệnh nhân thường sẽ khỏi sau một tuần. Có rất nhiều loại siêu vi gây bệnh cho trẻ, song nguy hiểm nhất là siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, tay chân miêng hay bệnh sởi , cúm và bệnh thủy đậu…
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em sốt 39 độ (Nguồn: Internet)
Nhiễm vi trùng, thường gặp nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quan. Các bệnh tả, kiết lỵ, bệnh thương hàn hay các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như: viêm màng não mủ do vi khuẩn, viêm màng não mô, nhiễm trùng máu…
Xem thêm: WHO cảnh báo bệnh sởi đang gia tăng bất thường ở nhiều nước
3.2 Sốt không do nhiễm trùng
- Thường do nhiệt độ cơ thể bị tăng lên bởi được ủ ấm quá kỹ
- Tiêm chủng vắc-xin trong những năm đầu đời
- Sốt do thuốc, các bệnh lý rối loạn miễn dịch, bệnh lý ác tính
- Trẻ mọc răng sốt 39 độ cũng có thể là nguyên nhân.
4. Khi trẻ em sốt 39 độ có sao không ?
Bé sốt 39 độ các mẹ tuyệt đối không nên xem thường bởi tình trạng trẻ sốt cao từ 39 độ trở lên không hạ mà còn kéo dài, kèm theo các triệu chứng sốt cao chân tay lạnh khi không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Các di chứng ở thần kinh, não bộ như bị thiểu năng trí tuệ, tay chân vận động khó khăn do bại não.
- Sốt cao trên 39 độ kéo dài sẽ gây ra các biến chứng về hô hấp và tim mạch, rối loạn đông máu, co giật, mất nước, di chứng thần kinh, vận động…
- Thậm chí có thể dẫn đến suy đa cơ quan hoặc nguy hiểm hơn là gây tử vong ở trẻ nhỏ.
5. Làm thế nào để hạ sốt nhanh chóng khi trẻ em sốt 39 độ
Khi thấy trẻ có những biểu hiện sốt cao 39 độ, bạn cần nhanh chóng thực hiện các cách sau đây:
Khi trẻ bị sốt cần giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng (Nguồn: Internet)
5.1 Cách hạ sốt cho trẻ nhanh khi ở nhà
- Để trẻ nằm ở nơi thoáng khí, không có gió lùa vào và hạn chế nhiều người vây quanh trẻ.
- Cởi bỏ bớt quần áo, chăn mền trên người trẻ. Chỉ nên cho bé mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt.
- Đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc hậu môn của trẻ trong khoảng 3 phút để theo dõi nhiệt độ hiện tại của bé. Thông thường nhiệt độ trẻ sẽ là số hiện trên nhiệt kế công thêm 0,3 - 0, 4 độ.
- Cho trẻ uống nhiều nước vì khi sốt cao thường làm bé bị mất nước. Ngoài ra, cần lau mát cho trẻ bằng nước ấm để giúp hạ thân nhiệt của cơ thể.
Khi có biểu hiện sốt thì ba mẹ nên dùng nhiệt kế để đo chính xác nhiệt độ trên cơ thể bé và nếu trẻ bị sốt cao 39 độ trở lên thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Loại thuốc hạ sốt nên dùng chính là paracetamol đơn chất dạng gói hay sirô, với liều dùng khoảng 10 -15 mg/ 1kg cân nặng cho mỗi lần uống.
Lần thuốc sau cách lần uống đầu trong khoảng từ 4 đến 6 giờ (nếu cần), thường dùng 3 – 4 lần một ngày, tổng liều đối đa không quá 60 mg một kg mỗi ngày.
Với những trẻ sốt 39 độ có tiền sử co giật hoặc uống thuốc vào bị nôn… thì cần phải tiến hành hạ sốt bằng cách lựa chọn thuốc hạ sốt đặt hậu môn để nhanh chóng phát huy tác dụng.
Lưu ý : Khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo đúng liều dùng và cách dùng.
5.2 Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Sau khi thực hiện các biện pháp hạ thân nhiệt cho trẻ em sốt 39 độ thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất nếu như thấy trẻ có các triệu chứng bất thường như:
- Không chơi, li bì, khó đánh thứ, thở nhanh bất thường, co giật, tiêu chảy, phân có nhày máu.
- Trẻ bị sốt cao kéo dài (từ 2 ngày trở lên).
- Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi.
- Bất cứ một dấu hiệu không bình thường nào.
Và cho dù bé sốt 39 độ là do nguyên nhân nào thì hạ sốt chính là việc đầu tiên và quan trọng nhất mà các mẹ cần phải làm. Đừng để tình trạng sốt cao kéo dài bởi nó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự phát triển trí não về sau, thậm chí là tính mạng của trẻ.