Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Mụn nhọt và cách điều trị hiệu quả

(VOH) - Mụn nhọt thường gây đau, mụn có mủ nổi dưới da khi vi khuẩn gây viêm nhiễm lỗ chân lông hoặc tuyến dầu. Nếu điều trị không đúng cách có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho da.

Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông do vi khuẩn tấn công. Khi mới xuất hiện nhọt thường chỉ là một nốt nhỏ trên da, sau đó sưng viêm đỏ và lan rộng, thậm chí có thể bị sưng tấy và lớn dần sau vài ngày, gây đau đớn và khó chịu.

Mụn nhọt có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như:

mun-nhot-va-cach-dieu-tri-cuc-hay-voh-1

Mụn nhọt là một dạng kết quả của sự bít tắc lỗ chân lông do dư thừa bã nhờn và các tế bào chết (Nguồn: Internet)

  • Mụn nhọt ở mặt.
  • Mụn nhọt ở chân.
  • Mụn nhọt ở nách.
  • Mụn nhọt ở lưng.
  • Mụn nhọt ở háng.
  • Mụn nhọt ở tai.
  • Mụn nhọt ở mông.

Nhìn chung, mụn nhọt thường mọc ở những vị trí có nhiều khả năng đổ mồ hôi và ma sát.

Tùy vào các điều kiện da khác nhau và một số yếu tố dinh dưỡng trong cơ thể mỗi người mà mụn nhọt sẽ xuất hiện. Bạn có thể bị mụn nhọt do hệ thống miễn dịch kém, nghiện rượu bia, mắc bệnh tiểu đường, vệ sinh kém, mặc quần áo chật, thiếu dinh dưỡng, tiếp xúc với hóa chất độc hại,…

Bị mụn nhọt uống thuốc gì?

Khi phát hiện mụn nhọt trên da, trước hết bạn cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là vùng da có mụn nhọt, có thể tắm bằng các loại xà phòng có chất diệt khuẩn. Sau đó lau khô và có thể dùng cồn iod bôi lên vùng da có mụn nhọt.

Nếu sau 1 – 2 ngày mà tình trạng mụn không thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để da liễu để thăm khám. Sau khi chẩn đoán mức độ nổi mụn nhọt, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng thích hợp. Nếu mụn nhọt to lên nhanh, vùng viêm lan rộng, cần điều trị kháng sinh đường tiêm tại cơ sở y tế.

Các mụn nhọt khi đang sưng tấy cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh phù hợp và chỉ khi hàng rào bảo vệ đã hình thành rõ và đã hình thành ổ mủ mới nên chích nặn bằng các dụng cụ vô trùng. Bạn không nên tự ý nặn mụn nhọt hoặc dán các loại cao dán không rõ nguồn gốc vì dễ gây viêm loét rộng ra, gây nhiễm trùng máu.

Cần đặc biệt lưu ý với những mụn nhọt vùng mũi, miệng, thường được gọi là đinh râu. Đây là vùng có mạch máu nối thông với các mạch máu trong sọ não. Nếu nặn non làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập có thể gây biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng.

Nhìn chung, hệ miễn dịch tự nhiên của hầu hết mọi người đều đủ mạnh để chống lại các vấn đề cơ bản về viêm da như mụn nhọt. Do đó, mụn nhọt thường tự lành sau khoảng thời gian là vài tuần, mặc dù bạn sẽ có cảm giác ngứa và đau nhói trong giai đoạn đầu nổi mụn. Mụn nhọt có thể trở nên đau đớn theo thời gian do áp lực của mủ tích tụ, mặc dù nó có thể tự vỡ sau vài tuần và sau đó lặn đi nhanh chóng. Nếu mụn nhọt kéo dài và thường xuyên, bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn về cách điều trị.

Một số cách khắc phục mụn nhọt tại nhà

  1. Chườm ấm

Dùng khăn ấm hoặc miếng chườm ấm để đắp lên mụn nhọt, việc này sẽ giúp mụn nhọt vỡ ra, khô nước vì nhiệt độ làm cho mạch máu giãn nở dưới da và tăng tuần hoàn mạch máu và bạch huyết. Độ ẩm cũng giúp làm dịu cơn đau.

Bạn có thể ngâm khăn sạch vào nước và cho vào lò vi sóng từ 30 đến 45 giây. Đắp miếng chườm ấm lên vùng da bị ảnh hưởng vài lần mỗi ngày (mỗi lần khoảng 20 phút) đến khi mụn nhọt khô nước và xẹp.

Lưu ý: Bạn nên giặt khăn thật sạch để tránh bị nhiễm khuẩn, mặc dù bỏ khăn vào lò vi sóng cũng có thể diệt khuẩn.

  1. Dùng tinh dầu trà (tea tree oil)

mun-nhot-va-cach-dieu-tri-cuc-hay-voh-2

Dùng tinh dầu trà thoa lên vị trí mụn nhọt để chữa trị (Nguồn: Internet)

Tinh dầu trà có chứa đặc tính kháng khuẩn, sát khuẩn và kháng nấm. Việc sử dụng thường xuyên loại tinh dầu này có thể tăng tốc độ chữa bệnh và giảm đau, khó chịu gây ra bởi mụn nhọt.

Lấy một miếng bông gòn sạch, thấm chút nước sạch cho ẩm và nhỏ vài giọt dầu tràm trà lên. Tiếp đó, đắp nó trực tiếp lên các vùng bị viêm nhiễm. Thực hiện cách này từ 5 – 6 lần mỗi ngày cho đến khi mụn nhọt xẹp và lành dần.

Lưu ý: Không uống tinh dầu tràm trà.

  1. Trị mụn nhọt bằng tỏi

Bạn có thể đun nóng 1 tép tỏi và đắp vào khu vực bị mụn nhọt trong ít nhất 10 phút và thực hiện cách này vài lần mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể ăn 2 – 3 tép tỏi sống hàng ngày để có kết quả điều trị mụn nhọt tốt nhất.

Lưu ý: Khi áp dụng các phương pháp điều trị mụn nhọt tại nhà bạn cần đảm bảo nguyên liệu sạch sẽ, vô trùng để tránh bị nhiễm trùng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Trang suckhoedoisong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế
  2. Trang hellobacsi.com
  3. Trang wikihow.vn
Mọc mụn nước ở môi là do đâu?: Mụn nước ở môi không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm. 
'Có nên nặn mụn không?' - vấn đề gây nhiều tranh cãi: Câu hỏi có nên nặn mụn không đến giờ vẫn còn tranh cãi vì có nhiều ý kiến trái chiều và những lý do đưa ra cho câu trả lời đều khá hợp lý. Vậy đâu mới là câu trả lời chính xác nhất?
Bình luận