Có nên nặn mụn không?
Mụn có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là độ tuổi dậy thì và kéo dài đến tuổi trưởng thành (lứa tuổi học sinh, sinh viên từ 12 – 25 tuổi).
Nguyên nhân chủ yếu gây mụn là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến các tuyến nhờn hoạt động quá mức, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra tình trạng mụn.
Có nên nặn mụn bằng tay không? (Nguồn: Internet)
Có nhiều loại mụn khác nhau như mụn mủ, mụn trứng cá, mụn bọc, mụn ẩn dưới da,…Tùy vào từng loại mụn và từng loại da mà có cách điều trị mụn khác nhau.
Ngay từ khi mụn mới hình thành mà không kịp thời chữa trị hoặc chữa không đúng cách, mụn sẽ phát triển thành các dạng nặng hơn như: mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc. Bên cạnh đó, trên thực tế việc chờ đợi mụn tự biến mất cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tiếp tay cho mụn phá hủy làn da của mình, rất nhiều vấn đề xảy ra như viêm nang lông, lỗ chân lông phình to, mụn viêm nhiễm nặng,...Hơn thế nữa, càng để lâu càng khó điều trị, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
Chính vì vậy, ngay từ bây ngờ khi bị nổi mụn nhiều, bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Để điều trị mụn hiệu quả bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia da liễu.
Thực tế, các bác sĩ da liễu thường không khuyến khích bệnh nhân dùng tay nặn mụn. Vậy vì sao không nên nặn mụn? Lí do là vì khi bạn nặn mụn, theo nghĩa đen có nghĩa là bạn đang làm vỡ da của mình. Điều này có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm.
Như vậy, việc nặn mụn luôn được khuyến cáo là không nên, bởi chúng có thể gây ra những tổn thương và khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện đúng cách với một số loại mụn, bạn hoàn toàn có thể nặn chúng để giúp quá trình trị mụn diễn ra nhanh hơn. Để nặn mụn an toàn và không gây hại, bạn cần chú ý nhận biết loại mụn, thời điểm nên hoặc không nên nặn.
Các loại mụn có thể nặn
Bạn có thể nặn một số loại mụn sau đây:
- Mụn ở dạng nhẹ, không đau, không có dấu hiệu viêm hay mủ.
- Mụn mọc riêng rẽ, không mọc thành đám, có kích thước nhỏ.
- Mụn có phần nhân trồi lên sớm.
Thời điểm nặn thích hợp là khi thấy đầu mụn đã khô, có nhân cứng trồi lên ở trung tâm mụn hoặc mụn “chín” có màu vàng.
Lưu ý: Bạn nên dùng dụng cụ nặn mụn, một vật giống móc trên gậy để từ từ đẩy phần bên trong của mụn đầu đen ra ngoài, hạn chế tối đa việc nặn mụn bằng tay.
Những loại mụn không nên nặn
-
Mụn đinh râu
Mụn đinh râu có dạng nhọt, thường sưng to, rất đau và có ngòi mụn ở đầu. Nặn mụn đinh râu có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào tĩnh mạch, gây nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
-
Mụn thịt
Không nên nặn mụn thịt (Nguồn: Internet)
Mụn thịt nhỏ li ti, thường mọc theo từng đám tại các vị trí quanh mắt, cạnh mũi hoặc má. Việc nặn mụn thịt không thể giúp loại bỏ chúng hoàn toàn. Thói quen này còn khiến mụn dễ lan rộng và gây tổn thương da.
-
Mụn mọc ở những vị trí nguy hiểm
Mụn ở những vị trí nguy hiểm như khóe mắt, chóp mũi, trên môi, cằm… nên tránh tự ý nặn. Bởi những vị trí này thường chứa những huyệt đạo quan trọng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Tài liệu tham khảo:
- Trang suckhoedoisong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.
- Trang vnexpress.net.