Chờ...

Liệu pháp lăn kim trị mụn và những điều bạn cần phải biết

Lăn kim trị mụn là phương pháp đang gây sốt trong giới làm đẹp hiện nay. Có rất nhiều lời quảng cáo về khả năng làm sạch mụn, mờ sẹo và đẹp da về phương pháp này. Thế nhưng liệu có đúng?

Liệu pháp lăn kim trị mụn (Mircro-needling therapy) hay còn được gọi là liệu pháp vi điểm hay liệu pháp tăng sinh collagen, đã được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1995, song những năm gần đây với những sự tiến bộ về mặt kỹ thuật y học thì việc trị mụn bằng lăn kim mới trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Phương pháp lăn kim trị mụn là gì?

Lăn kim trị mụn là biện pháp trị liệu tạo ra những tổn thương vi điểm, phương pháp này dựa vào cơ chế tự lành tổn thương của cơ thể để loại bỏ các tế bào cũ, đồng thời giúp sản sinh ra các tế bào mới.

Những cây kim lăn (dermaroller) có đường kính mỗi đầu kim từ 0.5 – 2.5milimet, tạo ra được những vết thương cực nhỏ trên bề mặt da.

Cơ chế hoạt động của liệu pháp lăn kim

Để thực hiện liệu pháp lăn kim trị mụn, ta cần sử dụng một loại kim lăn chuyên dụng có chứa 150 đến 500 đầu kim siêu nhỏ (với dụng cụ bằng tay) hoặc 2 đến 8 đầu kim (với dụng cụ bằng máy) tiến hành lăn trên da đúng kỹ thuật để tạo ra các vi vết thương trên da. Đây cũng chính là các đường dẫn đưa dưỡng chất tái tạo vào nuôi tế bào.

lieu-phap-lan-kim-tri-mun-va-nhung-dieu-ban-can-phai-biet-VOH

Liệu pháp lăn kim giúp tái tạo và nuôi tế bào mới thông qua các 'tổn thương giả' trên da (Nguồn: Internet)

Khi đã tạo được những ‘tổn thương giả’, các tế bào ở da sẽ phát tín hiệu để hệ thần kinh bắt đầu khởi động quá trình làm lành vết thương ở các vùng được lăn kim. Lúc này, ta sẽ bổ sung các dưỡng chất kết hợp để làm lành vết thương của cơ thể, tăng sinh collagen và elastin để giúp da khỏe và dày hơn từ bên trong.

Sau khi kết thúc liệu trình, chị em phụ nữ sẽ có được một làn da hồng hào, trắng sáng và không còn mụn.

Lăn kim trị mụn có tốt không?

Theo các bác sĩ da liễu của Đại học Yale, liệu pháp trị mụn bằng lăn kim có tốt không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: làn da của mỗi người, tay nghề của kỹ thuật viên, dụng cụ thực hiện…

Những tác dụng tốt của việc lăn kim trị mụn

Trị mụn bằng lăn kim không chỉ giúp loại bỏ các loại mụn cám, mụn trứng cá, mụn ẩn nằm sâu dưới da… mà còn giúp chị em có được làn da căng mướt, hồng hào và tươi sáng chỉ trong vài tuần.

Liệu pháp lăn kim trị mụn cũng làm tăng lượng collagen và elastin cho làn da. Trong quá trình lăn kim, các tinh chất điều trị (chống lão hóa, trị mụn,v.v...) cũng được đưa vào da sâu hơn, từ đó mang lại hiệu quả rõ rệt.

Phương pháp lăn kim có thể áp dụng cho mọi vị trí trên cơ thể.

Sử dụng lăn kim có thể gây ra nguy cơ nào?

Lăn kim trị mụn là một phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả, tuy nhiên, nếu chị em chỉ áp dụng duy nhất biện pháp lăn kim mà không có sự kết hợp nhiều liệu trình khác thì sẽ không có kết quả lâu dài.

Lăn kim quá thường xuyên có thể khiến các mao mạch bị vỡ, gây ảnh hưởng đến làn da (Nguồn: Internet)

Việc lăn kim quá thường xuyên cũng sẽ khiến các mao mạch bị vỡ, hậu quả là làn da của bạn sẽ "cứng đờ như tượng sáp”. Vì vậy, khi thực hiện liệu pháp này, chị em nên nên có thời gian để làn da có thể tự phục hồi. Tần suất thực hiện liệu trình sẽ phụ thuộc vào sức khỏe, mức độ tổn thương da…

Vì lăn kim là liệu pháp gây tổn thương da và chảy máu nên các dụng cụ thực hiện cần phải đảm bảo vô trùng theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Việc vô trùng các dụng cụ sẽ giúp chị em tránh được các trường hợp bị nhiễm các loại vi khuẩn gây hại như Herpes mụn rộp, viêm gan B hay HIV.

Vì vậy, khi muốn thực hiện phương pháp lăn kim trị mụn tốt nhất, chị em nên tìm đến những trung tâm điều trị uy tín hoặc những bác sĩ da liễu có kinh nghiệm để có được những liệu trình điều trị phù hợp.

Những ai không nên thực hiện lăn kim trị mụn

Sẽ có một số đối tượng không thể thực hiện phương pháp lăn kim trị mụn. Cụ thể:

  • Người có da quá mỏng, gân xanh nổi quá nhiều, mao mạch hiện rõ.
  • Da đang bị viêm.
  • Da quá nhạy cảm và thiếu Collagen.
  • Da bị chân nám sâu và lớp sừng quá dày.
  • Người bị dị ứng sản phẩm hỗ trợ lăn hoặc dị ứng với dưỡng chất.
  • Tuyệt đối không áp dụng việc lăn kim cho các trường hợp da bị mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc.
  • Phụ nữ giai đoạn sau sinh cũng không thích hợp điều trị lăn kim.

Lưu ý: Sau khi thực hiện phương pháp lăn kim trị mụn, bạn tuyệt đối phải tránh nắng thật kỹ, không nên đến gần những nơi có nguồn nhiệt cao và những nơi nhiều khói bụi,  không thực hiện các liệu pháp xông hơi sau khi lăn kim, hạn chế ra đường trong khoảng thời gian đầu,…

Trên đây là một số thông tin về phương pháp lăn kim trị mụn, hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp làm đẹp này. Ngoài ra, chị em cũng không nên tự ý lăn kim trị mụn tại nhà khi chưa có đủ kinh nghiệm và các dụng cụ đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Những thực phẩm giàu collagen giúp làn da của bạn giữ mãi nét thanh xuânChị em bước qua tuổi 25 thường sẽ mua các chế phẩm collagen về dùng để giữ nét tươi trẻ cho da. Tuy nhiên, giờ đây chị em có thể sử dụng các loại thực phẩm dưới đây để bổ sung collagen cho cơ thể.

Phát hiện mới: Mỹ phẩm có thể gây hại khả năng sinh sản hoặc gây ung thư vúLàm đẹp là nhu cầu không thể thiếu của phụ nữ, tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy hỗn hợp các hóa chất được tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản phụ nữ.