Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Sự nguy hiểm của sán lợn và cách điều trị

(VOH) - Các bệnh do sán lợn (sán dây và ấu trùng sán lợn) gây ra thường lành tính. Tuy nhiên, người nhiễm sán sẽ gặp nguy hiểm nếu ấu trùng sán lợn tấn công vào não và tim.

>>> Triệu chứng nhiễm sán lợn và cách phòng ngừa sán lợn

>>> Vụ thịt lợn 'bẩn' ở Bắc Ninh: Đã phát hiện 62 trẻ dương tính với sán lợn

>>> Từ vụ sán lợn ở Bình Phước: Báo động nhiễm ký sinh trùng!

Các bệnh giun sán nói chung, khi vào cơ thể đều chiếm thức ăn, dẫn đến kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hoá.

Riêng ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể để lại các biến chứng. Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội. Nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

sán lợn, cách điều trị sán lợn

Ăn các loại thịt nhiễm sán có khả năng cao bị nhiễm sán lợn (Ảnh: cafef)

Nhiễm sán lợn không phải cấp tính như sởi hay sốt xuất huyết. Tuy nhiên, do nhiễm sán thường không có dấu hiệu, triệu chứng điển hình, không sốt, để nhiễm sán dài ngày hậu quả suy giảm thể lực, rối loạn tiêu hoá, lâu năm trở nên gầy mòn.

Vì thế, nếu nghi ngờ nhiễm sán, người bệnh nên đến bệnh viện khám và điều trị. Hiện có 2 loại xét nghiệm để xác định 1 người có nhiễm sán lợn hay không là tìm kháng thể và kháng nguyên. Tuy nhiên cả 2 xét nghiệm này không xác định được thời điểm nhiễm sán. Chi phí xét nghiệm sán lợn tại Hà Nội dao động từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng/lần xét nghiệm.

Khi ăn phải sán lợn gạo thì chỉ từ 10 đến 15 ngày sau xét nghiệm máu sẽ có thể phát hiện dương tính với sán hay không.

Người nhiễm ấu trùng sán lợn phải tiến hành chụp CT, chụp cộng hưởng từ để phát hiện tổn thương. Nhìn chung, các tổn thương có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tháng, song cũng có trường hợp tử vong do bị ấu trùng tấn công vào hệ thần kinh trung ương nhưng trường hợp này hiếm gặp.

Điều trị sán lợn

Hiện nay, Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị sán rất hiệu quả. Người nhiễm sán trưởng thành chỉ cần uống thuốc 1 ngày là khỏi. Với người nhiễm ấu trùng sán thì cần điều trị dài ngày hơn, thường 2 tuần nhưng có thể kéo dài 4-5 đợt, mỗi đợt 21 ngày.

Thuốc điều trị bệnh và ấu trùng bệnh sán dây lợn là Praziquantel, Niclosamide và Albendazole.

Phác đồ điều trị sán lợn chỉ áp dụng từ bệnh viện tuyến huyện trở lên. Do đó người dân không tự ý mua thuốc về dùng, cũng không nên điều trị bằng đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển vì dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân cần đến các cơ sở y tế chuyên ngành để kiểm tra, điều trị sớm. Bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể và bệnh nhân phải được theo dõi trong suốt quá trình điều trị.

Người nhiễm sán lợn hoàn toàn có thể được chữa khỏi và không để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Triệu chứng nhiễm sán lợn và cách phòng ngừa sán lợn - Sau thông tin hàng loạt trẻ em tại Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn , nhiều người tỏ ra vô cùng lo lắng vì không biết triệu chứng nhiễm sán lợn cụ thể thế nào và cách phòng ngừa ra sao.

Mách bạn cách nhận biết thịt sạch với thịt nhiễm giun sán và hóa chất -  Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thịt bẩn, chứa hóa chất khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách nhận biết thịt sạch với thịt bẩn vô cùng đơn ...

Bình luận