Đây là động thái nhằm hỗ trợ và đảm bảo người dân Venezuela sẽ được tiêm các loại vắc-xin cần thiết và tránh tình trạng tiêm quá liều theo quy định.
Hơn 4 triệu người Venezuela đã phải rời bỏ nhà cửa, chạy trốn cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tại quê nhà; điều này đã gây ra tình trạng thiếu lương thực và thuốc men trên diện rộng.
Các quan chức y tế từ Mỹ, Colombia, Ecuador, Panama, Canada, Haiti, Cộng hòa Dominican, Argentina, Peru và Paraguay đã nhất trí phê chuẩn biện pháp này trong một cuộc họp diễn ra tại thành phố biên giới Cucuta của Colombia.
Thẻ vắc-xin sẽ “được cấp cho người di cư từ giữa tháng 10 và có sự hỗ trợ từ các cơ quan quốc tế về in ấn, phân phối và đào tạo để sử dụng”, Bộ trưởng Bộ Y tế Colombia Colombia, Juan Pablo Uribe nói với các nhà báo.
“Đây là loại thẻ mang tính đồng nhất và cho thấy các quốc gia của chúng tôi có thể làm việc cùng nhau,” Uribe nói thêm.
Các quan chức y tế, bao gồm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, Alex Azar, cũng đồng ý ưu tiên giảm tỷ lệ nhiễm và điều trị sốt rét và HIV/AIDS, chăm sóc người di cư mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và ung thư, và giúp người di cư cần điều trị tâm thần chăm sóc sức khỏe.
Các quan chức củng đã đến thăm một bệnh viện ở Cucuta, nơi có hơn 70% ca sinh của các bà mẹ Venezuela, một trong những nơi đánh dấu biên giới giữa Colombia và Venezuela, và một quán cà phê di cư do Giáo hội Công giáo điều hành.
“Xử lý cuộc khủng hoảng dưới thời của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro là ưu tiên nhân đạo hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của ông,” Azar nói. Ông cho biết chính phủ Mỹ đã hỗ trợ cho các nước Mỹ Latinh 256 triệu đô la với mục đích nhân đạo và hỗ trợ phát triển để đối phó với cuộc khủng hoảng trên.
Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ - ông Alex Azar, đang đến thăm Trung tâm hỗ trợ người di cư ở thành phố Cucuta, Columbia ngày 26/8/2019 (Ảnh: Reuters)
Không giống như các nước láng giềng, Colombia đã không đưa ra các yêu cầu nhập cư nghiêm ngặt đối với người di cư Venezuela, thay vào đó khuyến khích những người nhập cảnh không chính thức đăng ký với chính quyền để họ có thể tiếp cận chăm sóc sức khỏe, trường học và các dịch vụ xã hội khác.
Colombia hiện là nơi cư trú của khoảng 1,4 triệu người Venezuela. Ngoài ra, hàng trăm ngàn người Venezuela khác thì hiện đang sinh sống tại các nước Ecuador, Peru, Chile, Brazil và một số quốc gia khác.