Theo thông tin cập nhật mới nhất từ Quỹ Tuần lễ 4 ngày, các công ty này tuyển dụng hơn 5.000 nhân viên, trong đó các tổ chức từ thiện, công ty tiếp thị và công nghệ là những đơn vị có số lượng nhân viên đông nhất.
Những người ủng hộ tuần làm việc 4 ngày cho rằng, mô hình năm ngày là hậu quả của thời đại kinh tế trước đó. Joe Ryle, giám đốc chiến dịch của quỹ cho biết: "Tuần làm việc 5 ngày, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều đã được phát minh ra cách đây 100 năm và không còn phù hợp với mục đích nữa. Chúng ta đã quá hạn cập nhật rồi".
Với “50% thời gian rảnh rỗi nhiều hơn, tuần làm việc 4 ngày mang lại cho mọi người sự tự do để sống một cuộc sống hạnh phúc hơn, trọn vẹn hơn”, ông nói.
Các công ty tiếp thị, quảng cáo và quan hệ báo chí dẫn đầu, với 30 công ty áp dụng chính sách này. Tiếp theo là 29 tổ chức trong ngành từ thiện, phi chính phủ và chăm sóc xã hội, và 24 công ty trong ngành công nghệ, CNTT và phần mềm.
22 công ty khác trong lĩnh vực kinh doanh, tư vấn và quản lý cũng đã cung cấp tuần làm việc bốn ngày cố định cho nhân viên.
Nhìn chung, 200 công ty đã củng cố cam kết của họ về tuần làm việc ngắn hơn, là một cách hữu ích để thu hút và giữ chân nhân viên, và cải thiện năng suất bằng cách tạo ra cùng một sản lượng trong ít giờ hơn.
Cho đến nay, các công ty có trụ sở tại London là những công ty nhiệt tình nhất, chiếm 59%.
Nghiên cứu của Spark Market Research cho thấy, những người lao động trẻ tuổi có nhiều khả năng phản đối mô hình làm việc truyền thống nhất.
Khoảng 78% người từ 18-34 tuổi ở Anh tin rằng tuần làm việc 4 ngày sẽ trở thành chuẩn mực trong 5 năm tới, trong khi 65% cho biết họ không muốn quay trở lại làm việc toàn thời gian tại văn phòng.
Việc nhiều công ty lựa chọn làm việc 4 ngày một tuần - báo hiệu một khoảng cách ngày càng lớn trong các cuộc chiến văn hóa về mô hình làm việc, vốn đã bị đảo lộn trong đại dịch Covid-19.
Cho đến nay, nhiều nhân viên đã đấu tranh cho quyền được tiếp tục làm việc tại nhà, chứ đừng nói đến việc cắt giảm ngày làm việc của họ.
Các công ty có trụ sở chính tại Mỹ bao gồm JPMorgan Chase và Amazon đã ban hành các yêu cầu nghiêm ngặt nhất, yêu cầu nhân viên phải trực tiếp đến làm việc 5 ngày một tuần.
Lloyds Banking Group cũng đang xem xét liệu các nhân viên cấp cao có đạt được mục tiêu tại văn phòng khi phân phối tiền thưởng hàng năm hay không.
Một số nhân viên vẫn thích sự linh hoạt khi làm việc từ xa đã phản đối lệnh bắt buộc phải quay lại văn phòng, bao gồm một nhóm nhân viên tại Starling Bank, những người đã từ chức sau khi giám đốc điều hành yêu cầu hàng nghìn nhân viên phải đến văn phòng thường xuyên hơn.