Chờ...

Anh: Đảng Lao động đối lập tuyên bố sẽ hạ bệ Thủ tướng và trì hoãn bằng được Brexit

(VOH) - Đảng Lao động đối lập của Anh bắt đầu nỗ lực hạ bệ Thủ tướng Boris Johnson trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, đồng thời tuyên bố sẽ trì hoãn bằng được tiến trình Brexit.

Đảng Lao động cũng kêu gọi các nhà lập pháp đoàn kết ủng hộ một chính phủ do lãnh đạo đảng Lao động là Jeremy Corbyn lãnh đạo để ngăn chặn Brexit không thỏa thuận.

Với tình hình hiện tại, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã hứa sẽ đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 31/10 tới dù có hoặc không có thỏa thuận, điều này gây nên một cuộc tranh luận gay gắt ở quốc hội nơi các nhà lập pháp phản đối việc Anh rời đi (Brexit) mà không có thỏa thuận.

Thủ tướng Anh Boris Johnson (Ảnh: Capital News)

Trong một lá thư gửi các nhà lãnh đạo đảng đối lập và một số đảng Bảo thủ cấp tiến, những người phản đối "một lối thoát vô trật tự",  ông Jeremy Corbyn nói rằng “chính phủ tạm thời bị giới hạn thời gian nghiêm ngặt” của ông sẽ trì hoãn Brexit và tổ chức một cuộc tổng tuyển cử.

Ông nói Đảng Lao động sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về các điều khoản Brexit trong cuộc bầu cử, để trả lời câu hỏi liệu nước này có muốn ở lại EU ba năm sau cuộc bỏ phiếu trước hay không.

“Chính phủ không đồng ý việc không có thỏa thuận, và cuộc trưng cầu dân ý về EU năm 2016 cũng không tán thành việc này,” Corbyn nói. “Do đó, tôi có ý định tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm sớm nhất có thể khi chúng tôi tự tin sẽ thành công.”

Trong khi đó, người phát ngôn của Văn phòng Thủ tướng Boris Johnson ở Downing Street cho biết kết quả rất rõ ràng: “Chính phủ chúng tôi xem người dân là chủ và phiếu bầu nên được tôn trọng, còn Jeremy Corbyn thì xem người dân là người làm và các chính trị gia có thể hủy bỏ phiếu bầu công khai trái ý họ.”

Theo kế hoạch, các nhà lập pháp Anh sẽ trở lại làm việc sau kỳ nghỉ hè vào ngày 3/9 tới để phối hợp chuẩn bị cho Brexit và quyết định số phận cho kinh tế Anh - nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.

Thủ tướng Boris Johnson, người lãnh đạo chiến dịch Anh rời khỏi EU vào năm 2016, đã quyết tâm đưa Anh rời EU vào ngày 31/10, khiến các chính trị gia từ mọi phe cố gắng ngăn chặn ông.

Hôm thứ Tư (14/8), ông Johnson nói với Brussels những người cố gắng ngăn chặn Brexit là một phần của “một loại hình hợp tác tồi tệ” sau khi cựu Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond nói rằng Quốc hội sẽ ngăn chặn Brexit không thỏa thuận và Chính phủ phải tôn trọng điều đó.

Nếu Chính phủ Johnson thua trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, các nhà lập pháp sẽ chỉ có 14 ngày để thành lập một chính quyền mới; nếu không, một cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra sau 31/10. Johnson chỉ có một ghế trong quốc hội, bao gồm vô số nhà lập pháp đã nói rằng họ có thể bỏ phiếu hạ bệ chính phủ để chặn Brexit không thỏa thuận.

Những người phản đối sự rời đi mà không có thỏa thuận nói rằng đó sẽ là một thảm họa đối với một trong những nền dân chủ ổn định nhất của phương Tây, phá vỡ chuỗi cung ứng, phá hủy sự tăng trưởng toàn cầu và làm suy yếu vị thế của Anh.

Những người ủng hộ Brexit cho biết dù có thể có khủng hoảng ngắn hạn, Anh sẽ nhanh chóng thoát khỏi EU và nền kinh tế sẽ phát triển vượt bậc.

Lãnh đạo đảng Lao động đối lập Jeremy Corbyn (Ảnh: Reuters)

Các phiếu bầu của quốc hội cho thấy có một phần nhỏ chống lại Brexit không thỏa thuận. Lãnh đạo đối lập Jeremy Corbyn, nhà vận động còn lại của cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, đã chịu áp lực từ phe của mình để tăng cường nỗ lực ngăn chặn điều đó xảy ra. Ông hy vọng rằng đề xuất của mình sẽ mở đầu cho một chính phủ có thể “ngăn chặn mối đe dọa nghiêm trọng của không thỏa thuận, chấm dứt sự không chắc chắn và hỗn loạn, và cho phép dân chúng quyết định con đường tốt nhất cho đất nước chúng ta”.

Tuy nhiên, giới đánh giá cho rằng Corbyn - một nhà xã hội kỳ cựu, cũng là một nhân vật gây chia rẽ trong Quốc hội và có thể gặp khó khăn trong việc kéo người về phía mình. Dù những bất ổn chính trị năm ngoái đã dẫn đến cuộc hợp tác đầu tiên giữa các đảng, nhiều người trong Đảng Bảo thủ của Johnson và những người khác vẫn cảm thấy khó bỏ phiếu cho Corbyn.

Jo Swinson, lãnh đạo mới của đảng Dân chủ Tự do thân EU có 14 nhà lập pháp trong quốc hội gồm 650 ghế, xem đề xuất này là “vô nghĩa”. “Jeremy Corbyn không phải là người có thể tạm thời tìm đủ người về phe mình ngay cả trong Hạ viện cho việc này,” bà nói. “Tôi nghĩ những người trong chính phe của ông và cả các nghị viện sẽ không sẵn lòng hỗ trợ ông ta.”

Bà Swinson tuyên bố vào cuối ngày thứ Tư (15/8) rằng Sarah Wollaston, một cựu nhà lập pháp bảo thủ, đã gia nhập đảng Dân chủ Tự do. Wollaston đề nghị một chính trị gia trung gian từ Lao động hoặc đảng Bảo thủ, như cựu chiến binh Ken Clarke, có thể dẫn dắt đất nước vượt qua Brexit.

Ian Blackford, lãnh đạo Westminster của Đảng Quốc gia Scotland với 35 ghế, cho biết ông sẵn sàng thảo luận về các cách để ngăn chặn một Brexit không thỏa thuận.