Chờ...

Các nước Baltic kêu gọi Mỹ sớm thông qua gói viện trợ cho Ukraine

VOH - Chủ tịch Quốc hội các nước vùng Baltic kêu gọi Mỹ không trì hoãn các khoản viện trợ đối với Ukraine để đảm bảo an ninh an toàn cho khu vực này.

Lãnh đạo Quốc hội các nước như Litva, Latvia, Estonia nhấn mạnh tầm quan trọng sự hỗ trợ của Mỹ đối với khu vực và cho rằng Mỹ cần sớm thông qua gói viện trợ cho Ukraine.

Các nhà lãnh đạo bày tỏ các quốc gia Baltic đã hỗ trợ nhiệt tình đối với Ukraine kể từ khi cuộc xung đột nổ ra. Tuy nhiên, mối đe dọa an ninh từ cuộc xung đột vẫn còn tiếp diễn, do đó, các nước này hoan nghênh sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ của Mỹ trong việc bảo vệ tự do, an ninh ở châu  u.

tong thong Ukraine Zelensky lo au cang thang, quan nhan Ukraine -afp16
Tổng thống Ukraine Zelensky - Ảnh: AFP

Các nhà lãnh đạo quốc hội vùng Baltic chỉ ra rằng thế giới đang có xu hướng ngày càng gia tăng các nguy cơ xung đột, làm ảnh hưởng đến các trật tự đã được thiết lập.

Lãnh đạo các quốc gia Baltic chia sẻ trách nhiệm và nghĩa vụ của các nước này trong việc ngăn chặn sự hỗn loạn đồng thời cam kết tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ đối với Ukraine đặc biệt trong vấn đề quân sự bởi đây là một đóng góp quan trọng cho an ninh từng quốc gia nói riêng và khu vực Baltic nói chung.

Với các nguồn viện trợ từ các quốc gia cho Ukraine cũng làm giảm đáng kể khả năng xảy ra thêm xung đột và kiểm soát an toàn cho người dân ở các quốc gia.

Hôm 18/4, Ukraine kêu gọi các ngoại trưởng G7 giúp tăng cường lực lượng phòng không khẩn cấp cho quốc gia này trong bối cảnh Kiev đang phải chống chọi với các cuộc không kích có nguy mô ngày càng lớn của Nga.

Trong cuộc họp hôm 18/4 trên đảo Capri (Italy), các bộ trưởng G7 thừa nhận sự cần thiết phải trang bị thêm hệ thống phòng không cho Ukraine, đồng thời hoan nghênh sự góp mặt của Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba trong cuộc họp lần này.

Nhóm G7 bao gồm các đại diện của Italy, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu, đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Nga trong cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài hơn 2 năm.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, việc viện trợ cho Kiev đang có dấu hiệu chững lại khi châu  u dường như đã cạn kiệt nguồn đạn dược và Quốc hội Mỹ vẫn chưa nhất trí thông qua gói viện trợ quân sự trị giá hơn 61 tỷ USD.