Dự luật này theo các thành viên phe đối lập là mối đe dọa sự lâu đời của nền dân chủ của Ấn Độ.
Người biểu tình cho biết họ sẽ tiếp tục với một cuộc biểu tình tại Pháo đài Đỏ mang tính biểu tượng của New Delhi và khu lịch sử xung quanh.
Người biểu tình phản đối dự luật công dân mới ở Ấn Độ. Ảnh: AP
Hàng chục cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch trên khắp đất nước để phản đối một đạo luật mới trong đó có các yếu tố dẫn đường để trở thành công dân Ấn cho những người di cư không theo đạo Hồi đang phát triển trên khắp Ấn Độ.
Luật mới áp dụng cho người Hindu, Công giáo và các cộng đồng tôn giáo thiểu số khác đang sinh sống bất hợp pháp tại Ấn Độ nhưng có thể chứng minh được đã chịu đàn áp tôn giáo bởi các cộng đồng Hồi giáo Bangladesh, Pakistan và Afghanistan. Luật này không dành cho cộng đồng người Hồi giáo.
Người dân lo sợ rằng dự luật mới sẽ được áp dụng rộng rãi toàn quốc và nhằm vào cộng đồng người Hồi giáo ở Ấn Độ.
Việc Quốc hội thông qua dự luật này hồi tuần trước tuân theo một tiến trình gây tranh cãi ở bang Assam phía đông bắc, là bang đang nỗ lực loại trừ những người nhập cảnh bất hợp pháp. Gần 2 triệu người ở Assam đã bị loại khỏi danh sách công dân, gồm khoảng một nửa người theo đạo Hindu và một nửa người Hồi giáo, và đã được yêu cầu chứng minh quyền công dân của họ nếu không sẽ bị coi là người nước ngoài.
Ấn Độ cũng cho xây các trại tập trung cho khoảng 10.000 người đang mà tòa án đang nghi ngờ và xác minh là người nhập cư bất hợp pháp.
Bộ trưởng Nội vụ của Thủ tướng Narendra Modi, Amit Shah, đã cam kết sẽ triển khai đạo luật mới này trên toàn quốc.
Một số người Hồi giáo Ấn Độ sợ rằng đó là một phương tiện mà những người theo chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu dựa vào để có thể giam giữ họ hoặc trục xuất họ khỏi đất nước. Các ý kiến chỉ trích cũng nói rằng đây là nỗ lực cuối cùng của chính phủ dân tộc Hindu của ông Modi để cách ly gần 200 triệu người theo đạo Hồi.
Thủ tướng Modi bảo vệ luật mới bằng cách nói rằng đây chỉ là một cử chỉ nhân đạo, nhưng hôm thứ Tư, chính quyền đã bắt đầu siết chặt các hạn chế dành cho người biểu tình, mở rộng phong tỏa internet và lệnh giới nghiêm ở Assam.