Tính đến sáng 22/4 (theo giờ Việt Nam), Mỹ đã ghi nhận 816.385 ca nhiễm virus corona chủng mới, 45.174 ca tử vong và 82.693 ca hồi phục, theo trang worldometers.info.
Tại Italy, số ca nhiễm COVID-19 tính tới thời điểm hiện tại là 181.228 ca, trong đó có 24.114 ca tử vong.
Số liệu của Bộ Y tế Tây Ban Nha cho thấy, nước này đã chứng kiến sự tăng nhẹ về số ca tử vong khi ghi nhận 430 bệnh nhân tử vong trong 24 giờ đồng hồ qua.
Hiện nay, Tây Ban Nha đang đứng thứ hai về số ca nhiễm, sau Mỹ (816.385 ca). Ý đứng thứ ba, Pháp ở vị trí thứ tư với 158.050 ca nhiễm, Đức đứng thứ 5 với 148.291 ca và Anh ở vị trí thứ 6 với 129.044 ca.
Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo Reuters, Cơ quan Y tế công cộng của Thụy Sĩ ngày 21/4 cho biết tổng số ca tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này hiện là 1.436 người.
Tại Hà Lan, Viện Y tế ngày 21/4 cho biết, nước này đã ghi nhận thêm 729 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở đây lên thành 34.134 người. Trong khi đó, số liệu cập nhật hàng ngày của viện trên cho thấy, Hà Lan có thêm 165 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên thành 3.916 người.
Chính quyền thủ đô Berlin vừa thông qua quy định từ đầu tuần tới, bắt đầu từ ngày 27/4 bắt buộc đeo khẩu trang hoặc phải sử dụng vật che mũi và miệng (khăn) khi đi xe buýt và các phương tiện tàu điện S-Bahn và U-bahn. Tuy nhiên, quy định không buộc phải đeo khẩu trang khi vào cửa hàng mua bán. Quy định này cũng tương tự như ở bang Mecklenburg-Vorpommern. Hiện nhiều bang ở Đức ra quy định siết chặt việc đeo khẩu trang hơn để phòng tránh lây lan COVID-19.
Thủ đô ô nhiễm nhất thế giới ở Ấn Độ trở nên trong lành nhờ lệnh phong tỏa: Người dân thủ đô New Delhi ở Ấn Độ đang tận hưởng bầu không khí trong lành, khi các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh Covid-19 đã giúp cắt giảm đáng kể mức độ ô nhiễm nơi ...
Tổng thống Mỹ tuyên bố tạm ngưng tất cả chương trình nhập cư vì dịch Covid-19: Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp tạm đình chỉ tất cả các chương trình nhập cư vào Mỹ vì dịch bệnh Covid-19