Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bất kỳ quyết định dỡ bỏ tình trạng phong tỏa vốn được áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, phải thực hiện dần dần và nếu những hạn chế được dỡ bỏ quá sớm sẽ dẫn tới làn sóng tái bùng phát dịch bệnh.
Ông Takeshi Kasai, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương nhận định, những biện pháp phong tỏa đang chứng minh hiệu quả và người dân phải sẵn sàng thích nghi với một lối sống mới để xã hội tiếp tục hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang được kiểm soát.
Theo ông Kasai, cho đến khi tìm ra vắcxin phòng ngừa COVID-19, quá trình thích ứng với đại dịch sẽ phải trở thành một tình trạng bình thường mới.
Tính đến nay, trên toàn thế giới đã có 2.482.343 người nhiễm COVID-19 với khoảng hơn 170.000 đã tử vong. Do dịch bệnh có xu hướng lây lan chậm dần nên một số quốc gia đã “rục rịch” dỡ bỏ phong tỏa hay lệnh hạn chế.
Nhân viên y tế và cảnh sát đang phát khẩu trang tại các ga tàu ở Tây Ban Nha. (Ảnh: BBC)
Cộng hòa Séc, Italy, Đan Mạch, Áo, Tây Ban Nha và sắp tới là Đức là những quốc gia phương Tây đầu tiên nới lỏng lệnh hạn chế đối với các hoạt động thường nhật trước đó được áp dụng để ngăn chặn COVID-19 lây lan. Tiến sĩ Peter Drobac, chuyên gia y tế toàn cầu làm việc tại Đại học Kinh tế Oxford Saïd, chỉ ra rằng các quốc gia chuẩn bị nới lỏng hạn chế đều có một điểm chung: Đây là những quốc gia đầu tiên tại châu Âu áp dụng các lệnh phong tỏa và biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, cũng như nhanh chóng đẩy mạnh quy mô xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Ngày 14/4, Ba Lan thông báo sẽ bắt đầu dỡ bỏ dần các biện pháp phong tỏa với động thái trước tiên là dỡ bỏ các lệnh hạn chế đối với các cửa hàng trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị tổ chức bầu cử tổng thống qua đường bưu điện vào ngày 10/5.
Các biện pháp hạn chế đối với hệ thống giao thông hàng không và đường sắt cũng sẽ tiếp tục được kéo dài. Chính phủ Ba Lan cho biết nước này vẫn sẽ việc đóng cửa biên giới tới ngày 3/5 và xem xét mở cửa trở lại nếu tình hình dịch bệnh khả quan hơn.
Ngày 16/4, Ủy ban châu Âu (EC) công bố lộ trình nới lỏng các biện pháp hạn chế, dựa chủ yếu vào các ứng dụng theo dấu tiếp xúc trên điện thoại thông minh. Nhiều nước Liên hiệp châu Âu (EU) có kế hoạch triển khai những ứng dụng riêng, song EC lo ngại về tình trạng mỗi nước có kho dữ liệu riêng, không đồng nhất, không thể sử dụng để nắm bắt toàn cảnh dịch bệnh của cả châu Âu.
Nhà chức trách Pháp cũng dự kiến dỡ bỏ biện pháp phong tỏa toàn quốc vào ngày 11/5. Nước này cũng đã lên kế hoạch cho những phương án giao thông thời gian tới, trong đó ưu tiên xe đạp.
Người dân tại Cộng hòa Séc giờ đã có thể đến mua sắm tại các cửa hàng, chơi tennis và bơi lội, trong khi người dân Italy có thể tới tiệm sách, tiệm giặt là. Học sinh các cấp từ mẫu giáo tại Đan Mạch cũng đã quay trở lại lớp học.
Đối với những quốc gia còn lại, họ sẽ phải có đủ 3 điều kiện chung để tránh làn sóng COVID-19 thứ hai rồi mới có thể dỡ bỏ lệnh phong tỏa hay các biện pháp hạn chế. Đầu tiên, họ cần phải "làm phẳng đường cong" và số liệu cho thấy số ca mắc mới giảm dần. Thứ hai, hệ thống chăm sóc sức khỏe các nước cần có khả năng đối phó mà không cần dùng đến các biện pháp khủng hoảng như bệnh viện dã chiến. Thứ ba, họ cần có hệ thống xét nghiệm hàng loạt, theo dõi và cách ly người bệnh sớm trước khi họ lây nhiễm cho người khác.
Vụ xả súng tại Canada: Kẻ xả súng hóa trang thành cảnh sát khiến 18 người thiệt mạng - Nghi phạm xả súng tại Canada là Gabriel Wortman mặc trang phục giả danh cảnh sát và lái một chiếc xe đã được tân trang ...
Bị trục xuất khỏi Mỹ, một người đàn ông lây Covid-19 cho thêm hàng chục người ở Mexico - Ít nhất 15 người nhập cư từ đến từ nhiều quốc gia đang tạm trú ở phía bắc Mexico đã có kết quả dương tính với virus ...
Mỹ: Biểu tình nổ ra khắp nơi yêu cầu mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế - Hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra ở nhiều tiểu bang tại Mỹ, yêu cầu thống đốc các tiểu bang mở cửa trở lại nền kinh tế ...