Trẻ em tại hai khu vực này nằm trong nhóm khu vực có số trẻ em cần đến viện trợ cao nhất.
Yemen là quốc gia đứng đầu về mối lo ngại này, theo giám đốc khu vực của UNICEF Ted Chaiban. Sau 5 năm nội chiến, một nửa số trung tâm y tế tại Yemen đã không còn hoạt động. Hai triệu trẻ em tại đây đang trong tình trạng thiếu dinh dưỡng trong đó có 400.000 trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng.
Một em bé ở Yemen bị suy dinh dưỡng đang được điều trị. Ảnh : AP
Theo Chaiban, nếu không có nguồn viện trợ mỗi tháng, thì tỷ lệ tử vong ở trẻ em do suy dinh dưỡng trầm trọng có thể tăng 50%. Và với tình hình bùng phát dịch COVID-19, thì sự dễ bị tổn thương của trẻ em khu vực này càng trầm trọng hơn.
Cho đến nay, chỉ có một bệnh nhân COVID-19 được xác nhận ở Yemen, nhưng khả năng xét nghiệm còn hạn chế nên có những lo ngại virus có thể lây lan mà không bị phát hiện. Hơn 218.000 ca nhiễm bệnh đã được báo cáo trong khu vực Trung Đông, bao gồm gần 8.000 ca tử vong, phần lớn trong số ca nhiễm là ở Iran.
Chaiban cho biết cần có thêm kinh phí cho một loạt các chương trình trên toàn khu vực để làm dịu tác động của đại dịch. Số tiền này để phục vụ cho ngoài các dịch vụ cung cấp dinh dưỡng và tiêm chủng thường xuyên, còn để xây dựng các trung tâm cách ly và cải thiện nguồn nước và điều kiện vệ sinh.
UNICEF cũng đang tiến hành một chiến dịch nâng cao nhận thức về giãn cách xã hội và việc giữ gìn vệ sinh, là điều đặc biệt khó khăn trong các khu dân cư đông đúc và các trại tị nạn.
Trước đại dịch, khoảng 25 triệu trẻ em trong khu vực đang cần viện trợ nhân đạo. UNICEF ước tính rằng có thêm 4 triệu trẻ em đang bị đẩy vào tình trạng nghèo đói, vì hàng triệu người trưởng thành ở Trung Đông và Bắc Phi mất thu nhập do lệnh đóng cửa toàn quốc.
COVID-19: Singapore thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á - Singapore trở thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, xếp sau là Indonesia, trong khi Việt Nam, Lào, Campuchia tiếp tục ghi nhận không có ca tử vong mới.
Dịch Covid-19 ngày 20/4: Gần 165.000 người chết vì nCoV trên thế giới - Gần 165.000 ca tử vong do nCoV trong tổng số gần 2,4 triệu ca nhiễm trên thế giới, phần lớn ở Mỹ và các nước châu Âu.