Chuyến tàu khởi hành vào sáng ngày 30/11/2018 từ Dorasan, nằm ở phía bắc thủ độ Seoul và bắt đầu chuyến hành trình xuyên qua khu phi quân sự ngăn cách hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên kể từ cuộc chiến năm 1950.
Có mặt trên chuyến tàu đặc biệt này là 28 chuyên gia Hàn Quốc nhận nhiệm vụ khảo sát tìm cách hỗ trợ Triều Tiên hiện đại hóa hệ thống đường sắt vốn được xây dựng từ đầu thế kỷ trước, nay đã trở nên cũ kỹ và lạc hậu.
Yêu cầu hỗ trợ này đến từ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp mang tính lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc hồi tháng 4 năm nay. Theo ông, đường sắt của Triều Tiên đang ở trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, cần một cuộc đại tu nếu muốn thành lập tuyến đường sắt nối liền hai miền Triều Tiên.
Đoàn tàu hỏa khởi hành từ Hàn Quốc đến một trong những khu vực biên giới được canh phòng nghiêm ngặt vào loại bậc nhất thế giới (Ảnh: BBC)
Theo các quan chức Hàn Quốc, dự án đường sắt nối hai miền Triều Tiên sẽ mang đến hòa bình và thịnh vượng cho người dân trong khu vực (Ảnh: BBC)
Đoàn tàu lần này được treo một biểu ngữ mang thông điệp cùng tiến lên phía trước vì một kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng khi nó tiến vào một trong những khu vực biên giới được bảo vệ vũ trang vào loại nghiêm ngặt bậc nhất thế giới.
Khi đến ga Panmun ở biên giới Hàn - Triều, phía Triều Tiên sẽ tiếp quản đoàn chuyên gia tiếp tục hành trình đi sâu vào lãnh thổ Triều Tiên.
28 chuyên gia Hàn Quốc sẽ ở lại trên tàu trong suốt 18 ngày tiếp theo để làm việc và khảo sát tổng số 1.200 km đường ray và các cơ sở hạ tầng phụ trợ. Nếu công tác khảo sát diễn ra thuận lợi, hai bên sẽ có thể tổ chức lễ khởi công kết nối tuyến đường sắt liên Triều trong năm nay, một nội dung nhất trí trong Tuyên bố chung Bình Nhưỡng vào tháng 9 vừa qua.
Các chuyên gia đường sắt tập trung tại Dorasan, Hàn Quốc chuẩn bị khởi hành (Ảnh: BBC)
Tuy nhiên, theo BBC đưa tin, trong lần công tác này, các kỹ sư Hàn Quốc sẽ chỉ nhìn và khảo sát bằng mắt vì họ chưa được phép tác động trực tiếp vào công trình; bởi Triều Tiên hiện vẫn đang phải chịu lệnh trừng phạt từ Liên Hiệp Quốc cấm đưa xăng dầu và các thiết bị vào lãnh thổ Triều Tiên.
Liệu năm 2019 sẽ đánh dấu sự xuất hiện của đoàn tàu thương mại đầu tiên băng qua khu vực phi quân sự (DMZ) nối hai miền Triều Tiên? (Ảnh: BBC)
Ông Cho Myoung-gyon, người đứng đầu Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết dự án đường sắt liên Triều là " một dự định vượt qua tất cả sự ngăn cách và mở ra tương lai mới cho bán đảo Triều Tiên."
"Thông qua việc kết nối chung tuyến đường sắt, hai miền Triều Tiên sẽ cùng nhau phát triển và nền tảng cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên sẽ càng được củng cố. Các chuyến tàu của dự án này sẽ theo mang hòa bình và thịnh vượng đến với người dân Đông Bắc Á nói riêng và cả thế giới nói chung", hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) trích lời ông Cho Myoung-gyon.
South Korean train crosses DMZ into North Korea
(BBC) - On board is a team of South Korean experts investigating ways to help North Korea modernise its rail network.
The two Koreas have made significant progress in improving their relationship over the past year.
The hope is that it will eventually become easier to travel and trade across the border.
When the leaders of North and South Korea had their historic meeting in April, North Korea's Kim Jong-un asked for help with updating his country's railways, which he said were in an "embarrassing" state.
Some of the infrastructure dates back to the early 20th Century, so if it is ever to link up with the South it needs a full overhaul.
The engineers boarded the train in Dorasan, just north of Seoul, on Friday morning for the short journey to the Demilitarised Zone which has divided the Korean peninsula since the Korean War in the 1950s.
A banner displayed across the train as it headed over the heavily armed border described it as an Iron Horse, running towards an era of peace and prosperity.
The 28 experts will live on the train for the next 18 days while inspecting 1,200km (745 miles) of track and railway infrastructure.
The BBC's Laura Bicker in Seoul says the engineers can only look at the North's network but they can't touch it just yet.
They also had to get special one-off clearance from the UN to get around sanctions, which prohibit taking fuel and certain equipment into North Korea.
At Panmun Station across the border, a North Korean engine took over to take them further north.
Cho Myoung-gyon, who heads the Unification Ministry which oversees relations with North Korea, said the project was "intended to overcome division and open a new future of the Korean Peninsula".
"Through the one connected railway, the South and the North will prosper together and the ground for peace on the Korean Peninsula will be consolidated. The trains running on the track will also carry peace and prosperity with them to North East Asia and the world," South Korea's Yonhap news agency quoted him as saying.