Với việc Thủ tướng Olaf Scholz nhiều khả năng sẽ thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào ngày 23/12 tới, nguy cơ bầu cử sớm đang đặt ra câu hỏi về hướng đi tương lai của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Tuy nhiên, chính phủ Đức hiện vẫn thiếu những chính sách tham vọng để giải quyết những thách thức cốt lõi.
Bài toán suy thoái đã bộc lộ rõ ràng khi nhiều ngành sản xuất lớn, sử dụng nhiều năng lượng, đang dần rời khỏi Đức. Xuất khẩu giảm mạnh do các doanh nghiệp trong nước thắt chặt đầu tư.
Khi mức sống suy giảm, xã hội trở nên căng thẳng, dẫn đến tình trạng thiếu hút nguồn nhân lực nước ngoài – thành phần vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế này.
Theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis), số doanh nghiệp phá sản trong tháng 10/2024 đã tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ tháng 6/2024, tốc độ phá sản hàng tháng luôn tăng hai chữ số so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 8/2024, trung bình 5,1 doanh nghiệp phá sản trên 10.000 doanh nghiệp, với lĩnh vực vận tải và kho bãi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức chỉ rõ rằng nhu cầu trong nước và quốc tế giảm, chi phí năng lượng cao và tình trạng quan liêu đang đẳng gánh nặng lên doanh nghiệp.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế đối với Đức và Pháp, cho rằng khủng hoảng chính trị và nhu cầu toàn cầu suy yếu đã ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của 2 nền kinh tế hàng đầu Liên minh châu Âu (EU).
OECD cảnh báo căng thẳng thương mại gia tăng có thể làm gián đoạn nền kinh tế thế giới.
OECD, cơ quan chuyên tư vấn cho các quốc gia công nghiệp về các vấn đề chính sách, kỳ vọng nền kinh tế Đức sẽ tăng trưởng 0,7% vào năm tới, giảm so với dự báo trước đó là 1,1%.