Mỹ: Ít nhất 50 nhân viên chính phủ bị “dính” phần mềm gián điệp
Một quan chức Nhà Trắng giấu tên cho biết, nhiều nạn nhân được biết đến là những người làm việc cho Hoa Kỳ kéo dài “ít nhất 10 quốc gia trên nhiều châu lục”.
Quan chức này cho biết: “Chúng tôi vẫn nỗ lực để xác định thêm nhân viên bị nhắm mục tiêu và chúng tôi không thể loại trừ khả năng có nhiều trường hợp hơn nữa”.

Đọc thêm:
Bỉ cảnh báo người dân về nguy cơ gián điệp khi sử dụng điện thoại thông minh của Trung Quốc
Cài phần mềm 'gián điệp' 14.000 điện thoại ở Việt Nam: 7 bị cáo lĩnh án
Nhà Trắng cũng thông báo rằng, Tổng thống Joe Biden sẽ ký một sắc lệnh hành pháp nhằm hạn chế việc lạm dụng phần mềm gián điệp bằng cách đặt ra các hướng dẫn cho các công ty sản xuất phần mềm gián điệp đó.
Quan chức này cho biết, lệnh mới sẽ trao cho Nhà Trắng quyền cấm phần mềm nào đó tại tất cả các cơ quan liên bang nếu bị phát hiện sử dụng phần mềm gián điệp nhắm mục tiêu vào các nhà hoạt động, kiềm chế bất đồng chính kiến hoặc do thám người Mỹ.
Thông báo này được đưa ra sau khi có thông tin: trong những năm gần đây một số chính phủ trên thế giới sử dụng phần mềm gián điệp tiên tiến trên điện thoại thông minh. Một báo cáo năm 2018 của The Citizen Lab, một dự án công nghệ và Internet tại Đại học Toronto, đã phát hiện ra một loại phần mềm gián điệp rất có thể đã được sử dụng bởi 36 nhà khai thác khác nhau ở 45 quốc gia.
Mặc dù các công ty phần mềm gián điệp thường nói rằng, sản phẩm của họ được sử dụng để bắt tội phạm, nhưng chúng đã nhiều lần được sử dụng để chống lại các nhà báo, ứng cử viên chính trị, nhà nghiên cứu và nhà hoạt động trên khắp thế giới, dẫn đến sự lên án rộng rãi từ những người ủng hộ nhân quyền.
Theo báo cáo của Reuters, vào năm 2021, 9 nhân viên Bộ Ngoại giao đã bị tấn công bằng Pegasus, chương trình hàng đầu của công ty phần mềm gián điệp NSO Group của Israel. Hoa Kỳ đã xử phạt NSO Group, cũng như một công ty phần mềm gián điệp khác, Candiru, vào cùng thời điểm.