Mỹ: Vụ gian lận bầu cử lớn tại Philadelphia năm 1994 và phán quyết bất ngờ của tòa

(VOH) - Gian lận bầu cử tại Mỹ đã từng xảy ra trong lịch sử nước này. Đáng chú ý nhất là vụ gian lận bầu cử lớn tại Philadelphia năm 1994 và phán quyết bất ngờ của tòa án.

Cuộc tổng tuyển cử vừa qua tại Mỹ đã xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường được cho là có liên quan đến hành vi gian lận bầu cử và chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump đã phát động cuộc chiến pháp lý tại nhiều bang để kiện tụng về hành vi gian lận bầu cử này.

Trước đây, các ứng viên đảng Dân chủ từng có hành vi gian lận quy mô lớn trong cuộc bầu cử Thượng viện bang Pennsylvania diễn ra ở thành phố Philadelphia vào năm 1993 và thẩm phán liên bang khi đó đã đưa ra một phán quyết hiếm hoi, tuyên bố tất cả các phiếu bầu vắng mặt đều không hợp lệ và chiếc ghế Thượng nghị sĩ bang Pennsylvania thuộc về ứng viên đảng Cộng hòa.

Theo phán quyết của thẩm phán Clarence C. Newcomer, nhóm chiến dịch tranh cử của ứng viên đảng Dân chủ William G. Stinson đã đánh cắp bầu cử thông qua hành vi gian lận phiếu bầu đã được chuẩn bị từ trước trong cuộc cạnh tranh với ứng viên Bruce S. Marks của đảng Cộng hòa. Cụ thể của hành vi gian lận này là nhiều trăm cư dân bị biến thành cử tri "bỏ phiếu vắng mặt".

Theo lời khai của những người thuộc đảng Cộng hòa, các nhân viên chiến dịch tranh cử của đảng Dân chủ đã làm giả các phiếu bầu vắng mặt. Trên nhiều lá phiếu, họ sử dụng tên của những người sống ở Puerto Rico hoặc đang thụ án tù, thậm chí có trường hợp sử dụng tên của cử tri đã qua đời trước đó một thời gian.

Trong cuộc bầu cử đó, ứng cử viên Marks của đảng Cộng hòa đã giành được nhiều hơn 564 phiếu so với đối thủ Stinson của đảng Dân chủ. Tuy nhiên, sau khi giành được 80% trong số 1.757 phiếu bầu vắng mặt, ứng viên Stinson có số phiếu cao hơn Marks 461 phiếu và trở thành người chiến thắng.

bầu cử, bầu cử Mỹ

Nhân viên Ủy ban bầu cử thành phố New York đang thụ lý những phiếu bầu vắng mặt tại khu vực bầu cử ở quận Manhattan. (Ảnh: Epoch Times)

Trong phán quyết của mình, thẩm phán Newcomer nêu rõ có nhiều bằng chứng cho thấy có sự gian lận phiếu bầu vắng mặt quy mô lớn, kể cả hành vi đe dọa, quấy rối và giả mạo trong quá trình bầu cử. Vì thế, vị thẩm phán này đã trực tiếp tuyên bố ứng cử viên Marks là người chiến thắng.

Các chuyên gia pháp lý cho rằng phán quyết của thẩm phán Newcomer là rất bất thường vì ông ấy hủy bỏ hết tất cả 1.757 phiếu bầu vắng mặt. Thẩm phán nêu rõ trong phán quyết rằng: "Mong muốn của cử tri được phản ánh qua các lá phiếu trên máy bỏ phiếu".

Khi giải thích lý do cho quyết định hủy bỏ tất cả các phiếu bầu vắng mặt, thẩm phán Newcomer đã viện dẫn một trường hợp tương tự ở bang Alabama vào năm 1986. Theo đó, Tòa Phúc phẩm Liên bang Khu vực số 11, có trụ sở tại thành phố Atlanta đã ra phán quyết rằng, không cần thực hiện "các phép tính toán học chính xác" một khi ứng cử viên có hành vi vi phạm luật bầu cử trên quy mô lớn.

Bình luận