Theo bản đề xuất, nằm trong một dự thảo nghị quyết đã gây ngạc nhiên cho một số cơ quan ngoại giao, được đưa ra cùng ngày với việc đại diện cấp cao của Mỹ tham gia đàm phán với Triều Tiên chỉ trích tuyên bố “thù địch” của Bình Nhưỡng.
Ảnh minh họa. Nguồn: AFP
Triều Tiên đang chịu các lệnh trừng phạt nặng nề từ Mỹ và Liên Hợp Quốc do chương trình hạt nhân nước này, nhưng đã thất vọng khi không có bất kỳ sự làm dịu sau khi nước này tuyên bố lệnh cấm các vụ thử tên lửa đạn đạo hạt nhân và liên lục địa (ICBM).
Bản dự thảo nói rằng Hội đồng “nên điều chỉnh các biện pháp trừng phạt dành cho Triều Tiên khi cần thiết dựa trên sự tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc của Triều Tiên”.
Nó cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có "cách tiếp cận thuận lợi nhất đối với các yêu cầu miễn trừ từ các lệnh trừng phạt hiện tại của Liên Hợp Quốc đối với CHDCND Triều Tiên cho mục đích nhân đạo và sinh kế."
Đề xuất của Nga và Trung Quốc không nêu chi tiết chính xác những gì Triều Tiên sẽ phải làm để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Ngoài ra, với mục đích hướng tới cải thiện đời sống người dân tại Triều Tiên, dự thảo này kêu gọi kết thúc một số biện pháp quan trọng trong giai đoạn các năm 2016 và 2017.
Nga và Trung Quốc muốn Liên Hợp Quốc kết thúc lệnh cấm các thành viên Liên Hợp Quốc nhập khẩu than, sắt, quặng sắt và hàng dệt may từ Triều Tiên. Ngoài ra cũng kêu gọi chấm dứt lệnh trừng phạt ban hành năm 2017, trong đó yêu cầu các thành viên Liên Hợp Quốc gửi trả các lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài kể từ 22/12, vì lực lượng lao động này là nguồn thu quan trọng của Triều Tiên.
Trong đề xuất cũng kêu gọi các dự án hợp tác đường sắt và đường bộ liên Triều được miễn các lệnh trừng phạt hiện tại của Liên Hợp Quốc.
Ba trang phụ lục của bản dự thảo có đưa danh sách các sản phẩm cần được loại bỏ khỏi danh sách trừng phạt bao gồm máy ủi, máy kéo nhỏ, kéo, xe đạp, cũng như máy giặt và máy rửa chén.
Cả Trung Quốc và Nga, là hai nước đã bày tỏ sự phản đối trừng phạt Triều Tiên một cách cẩn trọng sau khi nước này liên tục thử tên lửa, hồi tuần trước đã chỉ ra rằng họ có thể bác bỏ các lệnh trừng phạt sắp tới. Đề xuất bày tỏ sự "hoan nghênh việc tiếp tục cuộc đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên ở tất cả các cấp” và cả hy vọng nối lại đàm phán sáu bên gồm Trung Quốc, hai miền Triều Tiên, Mỹ, Nga và Nhật. Các cuộc đàm phán diện này chỉ kéo dài từ 2003 đến 2009.
Tuy nhiên vẫn chưa có thời hạn nào cho việc bỏ phiếu thông qua đề xuất này được công bố, là một dự báo cho viễn cảnh mông lung cho đề xuất này được đồng ý.