12 năm sau một trong những sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới, vào ngày 24/8, Nhật Bản bắt đầu xả nước làm mát đã qua xử lý từ nhà máy này ra Thái Bình Dương.
Nhiều ngư dân Nhật Bản đã phản đối việc xả nước vì sợ rằng, điều này sẽ hủy hoại những nỗ lực nhiều năm nhằm cải thiện hình ảnh của ngành sau thảm họa năm 2011.
Sugie Tanji, thành viên ban thư ký của nhóm nói với AFP rằng, hơn 100 nguyên đơn, bao gồm cả ngư dân ở Fukushima và các quận lân cận, sẽ đệ đơn kiện lên Tòa án quận Fukushima.
Bà nói: “Chính phủ đã không giữ đúng lời hứa rằng cần có sự đồng ý của ngư dân trước khi đưa ra quyết định xả thải này”.
Nhóm này cho biết: “Đây là một chính sách sai lầm vì nó phớt lờ sự phản đối mạnh mẽ không chỉ từ hợp tác xã ngư dân Fukushima mà còn từ các hợp tác xã trên cả nước”.
Việc xả nước thải đã qua xử lý ra biển không bao giờ được dung thứ vì nó mang lại thêm đau khổ cho các nạn nhân của sự cố hạt nhân.
Nhật Bản nhiều lần khẳng định, nước thải đã được xử lý và vô hại, lập trường này được cơ quan giám sát nguyên tử của Liên Hợp Quốc, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ủng hộ.
Tuần trước, Thủ tướng Fumio Kishida và đặc phái viên Hoa Kỳ tại Nhật Bản, Rahm Emanuel, cùng những người khác đã cùng ăn cá Fukushima trước ống kính TV.
Các quan chức chính phủ Nhật Bản đã và đang nỗ lực kêu gọi công chúng rằng, hoạt động xả thải ít ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe hoặc an toàn.
Năm 2011, ba lò phản ứng tại cơ sở Fukushima-Daiichi ở phía đông bắc Nhật Bản đã tan chảy sau trận động đất và sóng thần lớn khiến khoảng 18.000 người thiệt mạng.
Kể từ đó, nhà điều hành nhà máy TEPCO đã thu được 1,34 triệu mét khối nước bị ô nhiễm khi làm mát các lò phản ứng bị hỏng, cùng với nước ngầm và mưa thấm vào.
Việc bắt đầu xả lượng nước thải tương đương khoảng 540 bể bơi Olympic trong nhiều thập kỷ là một bước tiến lớn trong việc ngừng hoạt động khu vực vẫn còn cực kỳ nguy hiểm này.