Nhà hoạt động Sonia Guajajara cho hay, trong chuyến đi 35 ngày, nhóm của cô sẽ tới một số nước châu Âu để xin được giúp đỡ. Nhóm của cô sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo, các công ty và các nhà hoạt động thiện nguyện khác với mong muốn là EU sẽ hủy bỏ một Thỏa thuận Thương mại sẽ được ký kết trong thời gian tới tại một số quốc gia Nam Mỹ. Nếu thỏa thuận thương mại này thành công, thì rừng Amazon sẽ tiếp tục bị san lấp để lấy mặt bằng cho hoạt động thương mại. Những đám cháy kinh hoàng vào tháng 7 và tháng 8 vừa qua là do giải phóng mặt bằng để lấy đất làm nông nghiệp.
Nhà lãnh đạo thổ dân tại Brazil đã đứng ra kêu gọi giúp đỡ từ Châu Âu để bảo vệ rừng Amazon đang bị tàn phá.
Xung quanh vấn đề này, đa số ý kiến của người dân là không hài lòng với chính sách của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Tổng thống đã làm ngơ, để nạn phá rừng tràn lan, dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường, sau khi các công ty giải phóng mặt bằng lấy đất cho nông nghiệp, thương mại và khai thác mỏ. Và để phản đối kế hoạch này, một nhóm người dân tộc bản địa đã biểu tình bên ngoài Hội đồng Châu Âu tại Brussels, Bỉ, để phản đối những vụ cháy rừng tại Amazon.
Biểu tình phản đối những vụ cháy rừng tại Amazon.