400 sinh viên tại Henan, Anyang, làm bài thi ngoài trời trong màn khói bụi dày đặc (Ảnh: Twitter/The Guardian)
Ở Trung Quốc, nơi đô thị hóa nhanh và ô nhiễm không khí ở mức cao nhất từ trước tới nay - ước tính có hơn 130 triệu người mắc các bệnh dị ứng và bệnh đường hô hấp. Bệnh hen suyễn ở trẻ dưới 14 tuổi cũng đã tăng 300% trong 20 năm qua.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chất lượng không khí trong nhà có thể tồi tệ hơn ở ngoài trời 2-5 lần và đó là lý do chất lượng không khí trong nhà tại quốc gia này đang trở thành một mối quan tâm ngày càng tăng. Nhiều bà mẹ ở Trung Quốc mua máy lọc không khí để bảo vệ con em mình khi ở nhà.
Máy lọc không khí có thể được sử dụng với các ứng dụng di động. Theo đó, người tiêu dùng có thể theo dõi các dữ liệu báo cáo chỉ số chất lượng không khí thành phố, bao gồm các chỉ số hạt PM2.5 (là các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 micromet), và chất lượng không khí trong nhà thông qua bộ cảm biến khí được lắp đặt trong máy lọc không khí.
Ứng dụng cũng cho phép bộ lọc không khí hoạt động bất cứ lúc nào, và gửi cảnh báo khi chất lượng không khí trong nhà đạt đến cấp độ không lành mạnh hoặc bộ lọc cần thay thế tới thiết bị di động của người dùng. Ngoài ra, các ứng dụng sẽ đưa ra lời khuyên chung về cách chủ động bảo vệ sức khỏe đường hô hấp, tùy thuộc vào các ghi nhận chất lượng không khí trong nhà và ngoài trời.
Boyd Mulder – người phụ trách kinh doanh toàn cầu máy lọc không khí (Tập đoàn Philips) cho biết, thực tế chất lượng không khí trong nhà đôi khi còn tồi tệ hơn so với ngoài trời. Những thứ như dầu ăn, vật nuôi và bụi có không chỉ là nguồn ô nhiễm duy nhất mà ngọn lửa hoặc một ngọn nến cháy cũng có thể làm tăng ô nhiễm không khí.
Tại Anh, gần 21 triệu người bị dị ứng, nhiều trong số đó có thể được cải thiện thông qua việc quản lý tốt hơn chất lượng không khí trong nhà. Một cuộc khảo sát đã tiết lộ: 1/2 người Anh không bao giờ mở cửa sổ nhà của họ, trong khi chỉ có 1/3 người giặt ga trải giường 1 lần/tháng và 1/5 người thừa nhận không bao giờ làm sạch chăn nệm - nơi trú ngụ chủ yếu của mầm bệnh và mạt bụi. Để cải thiện triệu chứng, chuyên gia dị ứng - Tiến sĩ Rob Hicks khuyên: "Đối với người bị dị ứng, làm giảm tiếp xúc với chất gây dị ứng là điều cần thiết nếu chúng ta muốn tránh triệu chứng khổ sở như bị nghẹt, sổ mũi, mắt đỏ và chảy nước mắt". Mạt bụi nhà là đối tượng gây dị ứng cần phải giảm số lượng của chúng trong nhà. Bằng cách hút bụi đồ nội thất mềm, giặt nệm và gối. Các cách khác là giảm sự tiếp xúc các bề mặt bụi, giặt đồ và rửa đồ chơi trong nước trên 60oC để tiêu diệt bọ ve trong bụi. Từ bụi, lông vật nuôi tới khói xe và dầu nấu ăn, không khí chúng ta hít thở có thể là nguồn gốc của nhiều vấn đề sức khỏe. Các chuyên gia đang cảnh báo rằng mức không kiểm soát được ô nhiễm đang đóng vai trò lớn trong mức độ dị ứng và hen suyễn tăng. |