Chờ...

Pháp mở cuộc điều tra CEO Telegram

VOH - Ngày 28/8, Tòa án Paris đã quyết định truy tố CEO Telegram Pavel Durov với những cáo buộc nghiêm trọng liên quan đến tội phạm có tổ chức.

Bao gồm việc đồng lõa trong quản lý nền tảng trực tuyến cho phép giao dịch bất hợp pháp, từ chối chia sẻ tài liệu theo yêu cầu củ

a chính quyền, phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em, buôn bán ma túy, lừa đảo và rửa tiền. Mặc dù bị truy tố, Durov được tại ngoại sau khi nộp bảo lãnh 5 triệu euro, nhưng bị cấm xuất cảnh khỏi Pháp và phải trình diện tại đồn cảnh sát hai lần mỗi tuần.

CEO Telegram - CNN

Pavel Durov trong một cuộc phỏng vấn với CNN hồi năm 2016 - Ảnh: CNN

Pavel Durov, 39 tuổi, người sáng lập Telegram, bị bắt tại sân bay Le Bourget ở ngoại ô Paris vào ngày 24/8 khi vừa đến từ Azerbaijan bằng máy bay riêng. Quyết định truy tố Durov được đưa ra do các thẩm phán tin rằng có đủ bằng chứng để tiếp tục điều tra. Quá trình này có thể kéo dài nhiều năm trước khi giới chức Pháp quyết định đưa vụ việc ra xét xử hoặc hủy bỏ truy tố.

Vụ bắt giữ Durov đã gây tranh cãi về quyền tự do ngôn luận và lo ngại ở cả Ukraine và Nga, nơi Telegram là một công cụ liên lạc quan trọng giữa quân nhân và người dân trong bối cảnh chiến sự. 

Một số blogger quân sự Nga cho rằng việc bắt giữ Durov có thể là một phần trong cuộc chiến chống lại Moskva của phương Tây, bởi Telegram là phương tiện liên lạc chính của binh sĩ Nga trên chiến trường Ukraine.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong một động thái hiếm hoi, đã lên tiếng về vụ việc vào ngày 26/8, khẳng định rằng quyết định bắt giữ Durov "tuyệt đối không liên quan đến chính trị", nhưng không giải thích thêm.

Durov, sinh ra tại Saint Petersburg, Nga, và được mệnh danh là "Mark Zuckerberg của Nga", đã sáng lập Telegram vào năm 2013 trước khi rời khỏi Nga vào năm 2014. Ông hiện có quốc tịch Pháp và UAE, và không còn giữ quốc tịch Nga. 

Telegram, với hơn 950 triệu người dùng, nổi tiếng với tính năng mã hóa đầu cuối và cam kết bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Tuy nhiên, chính sự bảo mật này đã khiến Telegram trở thành nền tảng lý tưởng cho các tổ chức tội phạm và các nhóm cực đoan.

Vụ án này không chỉ đặt ra câu hỏi về an ninh mạng và quyền riêng tư mà còn về sự can thiệp của chính phủ vào các nền tảng truyền thông kỹ thuật số trong bối cảnh quốc tế đầy biến động.