Các nhóm nhân quyền ca ngợi ý muốn của Riyadh, điều này giáng một đòn mạnh vào nỗ lực cải thiện hình ảnh của vương quốc này trong cộng đồng quốc tế.
Phó giám đốc điều hành Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) Bruno Stagno đăng trên twitter rằng Saudi Arabia không được chọn bởi đa số thành viên Liên Hợp Quốc vì những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền và tội ác chiến tranh ở nước ngoài.
15 vị trí trống được đưa ra để bầu chọn trong cơ quan 47 thành viên này, là tổ chức đã bị chỉ trích bởi các tổ chức nhân quyền khác và Mỹ vì đã bầu các quốc gia bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên số quốc gia này chỉ là 4 trong số 15 vị trí được đưa ra cạnh tranh và tất cả đều ở Châu Á - Thái Bình Dương.
Trung Quốc giành được 139 phiếu trong cuộc bỏ phiếu kín, một sự giảm sút đáng kể so với 180 phiếu nhận được trong lần bầu cử năm 2016.
Pakistan và Uzbekistan được bầu với 169 phiếu trong khi Nepal giành được 150 phiếu.
Saudi Arabia là nước duy nhất ứng cử nhưng không được chọn, với vỏn vẹn 90 phiếu.
Sarah Leah Whitson, giám đốc điều hành tổ chức Dân chủ cho Thế giới Ả Rập, cho biết: “Trừ khi Saudi Arabia thực hiện những cải cách mạnh mẽ để thả các tù nhân chính trị, chấm dứt cuộc chiến thảm khốc ở Yemen và cho phép công dân của mình tham gia chính trị có ý nghĩa, còn không thì nước này sẽ vẫn là một quốc gia bị xa lánh”.
Tổ chức mà Sarah đại diện được thành lập bởi nhà báo Saudi Jamal Khashoggi, người đã bị các tình báo Saudi ám sát tại sứ quán nước này ở Istanbul cách đây hai năm.
Nga và Cuba nằm trong số 11 quốc gia được bầu không có sự phản đối.
Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi hội đồng vào năm 2018.