Liệu pháp này đã được sử dụng trong việc điều trị cho hơn 70.000 bệnh nhân COVID-19.
Trước đó, trong một thông báo ngắn đề cập đến thông tin này trên trang twitter của mình vào tối 22/8, người phát ngôn Nhà Trắng Kayleigh McEnany nói rằng ngày Chủ nhật 23/8 sẽ có thông báo về “bước đột phá lớn trong điều trị bệnh COVID-19”.
Một quan chức Mỹ ngày 23/8 đã xác nhận rằng phương pháp điều trị này chính là liệu pháp huyết tương từ những bệnh nhân COVID-19 đã bình phục.
Các nhà khoa học và bác sĩ tin rằng, huyết tương từ những bệnh nhân COVID-19 đã bình phục có thể mang lại một số hiệu quả nhưng vẫn chưa có bước đột phá. Nó rất giàu kháng thể và có thể giúp chống lại virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 nhưng đến nay vẫn chưa có bằng chứng về việc liệu nó có phát huy tác dụng hay không, nên sử dụng vào thời điểm nào và liều lượng là bao nhiêu…
Trả lời phỏng vấn của đài CBS ngày 23/8, cựu Giám đốc FDA Scott Gottlieb nói rằng sản phẩm máu từ những bệnh nhân COVID-19 đã bình phục “có thể có ích” đối với bệnh nhân COVID-19 đang điều trị.
Ông Gottlieb cho biết, FDA đã phê duyệt khẩn cấp liệu pháp huyết tương trong điều trị bệnh COVID-19, điều này sẽ giúp bệnh nhân COVID-19 có thể có được những huyết tương này dễ dàng hơn trong một số trường hợp.
Huyết tương của bệnh nhân COVID-19 đã bình phục chứa các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Những kháng thể này giúp làm giảm triệu chứng cho các bệnh nhân nặng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Hệ miễn dịch của người mắc COVID-19 khỏi bệnh đã tìm ra cách chiến đấu và đánh bại virus SARS-CoV-2.
Kháng thể vô hiệu hóa virus là một trong những phản ứng miễn dịch quan trọng nhất. Những kháng thể này là protein tiết ra từ tế bào miễn dịch mang tên bạch huyết bào (lymphocyte) B hay tế bào B khi chúng chạm trán vật xâm nhập như virus.
Kháng thể nhận biết và liên kết với protein trên bề mặt các hạt virus. Với mỗi bệnh lây nhiễm, hệ miễn dịch lại thiết kế kháng thể đặc hiệu dành riêng để đối phó mầm bệnh.
Ví dụ, mỗi virus SARS-CoV-2 được bao phủ bởi các protein hình gai mà chúng sử dụng như chìa khóa mở cánh cửa vào tế bào để lây nhiễm.
Bằng cách nhắm vào những protein đặc trưng này, kháng thể khiến virus gần như không thể xâm nhập tế bào con người. Các nhà khoa học gọi loại kháng thể đó là "Nab" bởi chúng vô hiệu hóa SARS-CoV-2 trước khi virus tìm thấy lối vào tế bào.
Dịch COVID-19 sáng 24/8: Thế giới có 23,5 triệu người nhiễm, Ấn Độ cao nhất với 61.000 ca/ngày - Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 197.594 ca mắc COVID-19 và 4.118 ca tử vong. Chỉ riêng tại Ấn Độ đã ghi nhận trên 61.000 ca nhiễm mới, gấp đôi Mỹ.
An Nhiên (Theo Epochtimes)