Với đường kính 120m, kính viễn vọng vô tuyến sẽ giúp các nhà khoa học hiểu chính xác hơn về các hành tinh và tiểu hành tinh.
Đặc biệt, kính viễn vọng mới này là có khả năng gửi sóng điện từ đến các thiên thể và nhận sóng phản hồi để đo chính xác khoảng cách giữa các hành tinh và Trái Đất.
Luo Xuejiu, người đứng đầu văn phòng dự án kính viễn vọng vô tuyến cho biết, địa điểm xây dựng kính viễn vọng đã được chọn vào tháng 5 năm nay.
Đến nay, phần thi công móng cọc đã hoàn thành. Dự kiến việc lắp đặt cũng như điều chỉnh và thử nghiệm kính viễn vọng sẽ hoàn thành vào năm 2028.
Trung Quốc đã xây dựng lộ trình tham vọng nhằm đứng đầu thế giới về khoa học vũ trụ vào năm 2050.
Để khám phá vũ trụ, nước này đã xây dựng kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500 mét (FAST), kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất và nhạy nhất thế giới, ở tỉnh Quý Châu.
Nước này cũng đang xây dựng các kính viễn vọng vô tuyến nhỏ hơn nhưng có thể điều khiển hoàn toàn tại các địa điểm như Khu bảo tồn và phát triển núi Trường Bạch của Cát Lâm, Xigaze của Khu tự trị Tây Tạng và Qitai của Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
So với các kính viễn vọng vô tuyến cố định có cùng kích thước, các kính viễn vọng vô tuyến có thể điều khiển hoàn toàn có thể quan sát được phần lớn bầu trời.