Lời đe dọa của tướng Esmail Ghaani đến hôm Chủ nhật sau khi Mỹ sát hại tư lệnh Iran Qassem Soleimani, cùng với việc Quốc hội Iraq kêu gọi trục xuất tất cả binh lính Mỹ ra khỏi Iraq.
Ba tiến triển này có thể đưa Iran đến gần hơn với việc sản xuất bom hạt nhân, và thấy được khả năng một cuộc tấn công của Tehran nhằm vào Mỹ và tạo điều kiện cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS quay lại Iraq. Điều này khiến cho Trung Đông trở nên nguy hiểm và bất ổn hơn.
Tướng Esmail Ghaani, người thay thế Soleimani, tuyên bố sẽ đáp trả vụ sát hại của Mỹ. Ảnh: AP
Ghaani đã đưa ra lời nhấn mạnh đó trong một cuộc phỏng vấn trước truyền hình nhà nước Iran hôm 6/1.
Ghaani hiện là người đứng đầu lực lượng Quds thành viên của lực lượng Vệ binh Cách mạng, một lực lượng đặc biệt chỉ hành động theo lệnh của lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.
Đóng vai trò phó tướng của Soleimani trong thời gian dài, Ghaani đã chịu lệnh trừng phạt của Mỹ từ năm 2012 cho việc cung cấp vốn cho các hoạt động của lực lượng này trên thế giới, trong đó có các hoạt động với Iraq, Lebanon và Yemen.
Ghaani nói “chúng tôi sẽ tiếp tục con đường của Soleimani, và để đáp lại mong muốn đó chúng tôi nhắm đến việc đẩy Mỹ khỏi khu vực”.
Các hoạt động ủy nhiệm đó dường như sẽ liên quan đến các hành động nhằm vào lợi ích của Mỹ tại Trung Đông và bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Theo sau sự kiện sát hại tướng Iran, Đại sứ quán Mỹ tại Saudi Arabia đã cảnh báo công dân Mỹ về nguy cơ cao cho một vụ tấn công bằng tên lửa hay máy bay không người lái. Ở Lebanon, lãnh đạo Hezbollah (Iran hậu thuẫn) cho biết việc Mỹ sát hại Soleimani đã đưa các căn cứ quân sự, tàu chiến và các thành viên phục vụ ở nhiều khu vực vào cuộc chiến.
Về phần hiệp ước hạt nhân, truyền hình nhà nước Iran dẫn thông báo từ chính quyền Tổng thống Hassan Rouhani cho biết quốc gia này sẽ không tuân thủ điều khoản hạn chế về làm giàu nhiên liệu, về quy mô của kho dự trữ uranium được làm giàu và về các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Đây là tuyên bố chứng tỏ rõ nhất về ý định đe dọa phổ biến hạt nhân rõ ràng nhất mà Iran đưa ra kể từ khi ông Trump đơn phương rút khỏi hiệp định năm 2018 và áp dụng các biện pháp trừng phạt. Nó càng làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Iran chưa nói rõ mức độ họ sẽ tiến đến sắp tới trong chương trình hạt nhân.
Mặc dù Iran không sở hữu uranium được làm giàu tới mức 90% ở cấp độ vũ khí, nhưng bất kỳ sự thúc đẩy nào sẽ thu hẹp thời gian một năm ước tính cho việc phá vỡ thỏa thuận, là thời gian cần thiết để Iran có đủ nguyên liệu để chế tạo vũ khí hạt nhân nếu quốc gia này chọn làm như vậy.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cơ quan giám sát của Liên Hợp Quốc đang theo dõi chương trình Iran, đã không phản hồi lại yêu cầu bình luận. Tuy nhiên, Iran nói rằng việc hợp tác với IAEA, sẽ tiếp tục như trước đây.