Washington cảnh báo "có thể có nhiều người thiệt mạng" khi Moscow và Kyiv đổ lỗi cho nhau về việc làm thủng một lỗ hổng ở đập Kakhovka, nằm ở tuyến đầu và cung cấp nước làm mát cho nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu.
Kyiv cho biết, việc phá hủy con đập - bị Nga chiếm giữ trong - là nỗ lực của Moscow nhằm cản trở cuộc tấn công - mà nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh sẽ không bị ảnh hưởng.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã được lên kế hoạch vào lúc 20:00 GMT – ngày 6/6 theo yêu cầu từ Nga và Ukraine.
Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng hàng trăm nghìn người có thể bị ảnh hưởng ở cả hai bên chiến tuyến.
Người dân ở Kherson, trung tâm dân số lớn nhất gần đó, di chuyển lên vùng đất cao hơn khi nước đổ vào sông Dnipro. Chính quyền Ukraine cho biết 17.000 người đã được sơ tán và tổng cộng 24 ngôi làng đã bị ngập lụt.
"Hơn 40.000 người có nguy cơ bị ngập lụt", Tổng công tố Andriy Kostin cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng 25.000 người nữa nên được sơ tán ở phía do Nga chiếm đóng trên sông Dnipro.
Vladimir Leontyev, thị trưởng Nova Kakhovka, nơi đặt con đập, cho biết thành phố chìm dưới nước và hàng trăm người đã được sơ tán.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga cho nổ con đập và cho biết chính quyền dự kiến có tới 80 khu định cư bị ngập lụt.
Kiev cũng kêu gọi tổ chức một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cảnh báo về khả năng xảy ra "sự hủy diệt sinh thái" sau khi 150 tấn dầu động cơ tràn ra sông.
Tuy nhiên, Nga cho biết con đập đã bị phá hủy một phần bởi "nhiều cuộc tấn công" đến từ các lực lượng Ukraine và kêu gọi thế giới lên án "các hành vi tội ác" của Kiev.
Con đập thời Liên Xô, được xây dựng vào những năm 1950, nằm trên sông Dnipro, nơi cung cấp nước làm mát cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia do Nga chiếm đóng cách đó khoảng 150 km.
Moscow và Kyiv đưa ra các phiên bản trái ngược nhau về sự an toàn của cơ sở hạt nhân.
Giám đốc nhà máy do Nga bổ nhiệm, Yuri Chernichuk cho biết, mực nước trong hồ làm mát không thay đổi và "hiện tại, không có mối đe dọa an ninh nào đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia".
Nhưng Ukraine, quốc gia hứng chịu thảm họa hạt nhân Chernobyl tàn khốc vào năm 1986, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.
"Thế giới một lần nữa đứng trước bờ vực của một thảm họa hạt nhân, vì nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị mất nguồn làm mát. Và mối nguy này hiện đang gia tăng nhanh chóng", Mykhaylo Podolyak, trợ lý của ông Zelensky, nói.
Nhà điều hành hạt nhân Ukraine, Energoatom, cho biết mực nước của hồ chứa Kakhovka đang "giảm nhanh chóng, đây là mối đe dọa bổ sung đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị chiếm đóng tạm thời".