Ngay sau đó, trong ngày 12/5, các cuộc không kích và pháo kích tiếp tục diễn ra thủ đô Khartoum của Sudan.
Quân đội Sudan và RSF đã ký tuyên bố nguyên tắc tại Saudi Arabia vào cuối ngày 11/5 sau gần một tuần đàm phán.
Cố vấn của RSF Moussa Khadam cam kết lực lượng bán quân sự này sẽ tuân thủ các nguyên tắc đã thống nhất và đang hướng tới một lệnh ngừng bắn hoàn toàn.
Quân đội hiện chưa có bình luận gì với tình trạng tái diễn bạo lực.
Xem thêm: Hơn 100.000 người Sudan đã vượt biên để chạy trốn xung đột
Xung đột vũ trang tại Sudan nổ ra từ 15/4, các bên tham chiến tại Sudan vẫn chưa sẵn sàng ngừng giao tranh.
Xung đột đã làm tê liệt nền kinh tế Sudan, bóp nghẹt hoạt động thương mại của nước này, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đây và có nguy cơ đẩy Sudan vào một cuộc nội chiến toàn diện.
Xung đột không chỉ tác động mạnh mẽ đến người dân Sudan mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ song phương giữa Sudan và Nam Sudan.
Tình hình bất ổn ở Sudan đã khiến người tị nạn Nam Sudan tại đây quay trở về. Khả năng có hơn 200.000 người tị nạn Nam Sudan tại Sudan trở về nước, nơi có tới 2/3 dân số cần hỗ trợ nhân đạo.
Theo đặc phái viên Liên hợp quốc về Sudan Volker Perthes, các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa quân đội Sudan và RSF dự kiến sẽ được nối lại vào cuối tuần này.
Trước đó, hai bên đã có nhiều thỏa thuận ngừng bắn nhưng đều bị phá vỡ.