Hãy điểm qua 10 yếu tố có sự dịch chuyển mạnh mẽ, hứa hẹn đem lại những cơ hội và thách thức mới cho các nhà marketing
1. Phễu khách hàng đang chuyển đổi
Phễu bán hàng và marketing hiện tại chấp nhận đánh giá khách hàng theo khả năng sinh lợi và từ chối khi họ không phù hợp. Thế nhưng, các doanh nghiệp đang bắt đầu tận dụng nội dung để hướng đến các đối tượng chuyên biệt.
Tiếp cận những người thực sự quan tâm đến thương hiệu không chỉ hiệu quả hơn về mặt chi phí mà cũng đỡ tốn thời gian và mang lại giá trị bền vững hơn.
Phểu khách hàng đang dần thay đổi.
2. Content chiếm vai trò chủ đạo
Những năm gần đây, nội dung đã khẳng định vị thể quan trọng của mình trong marketing. Không chỉ khơi gợi, hấp dẫn khách hàng, content còn là yếu tố cốt lõi thúc đẩy khách hàng tương tác và đi đến hành động mua hàng.
Content chiếm vai trò quan trọng và chủ đạo.
3. Ứng dụng chatbot trong chăm sóc khách hàng
Chatbot có khả năng giải đáp và hỗ trợ các nhu cầu cảu khách hàng một cách hiệu quả. Ưu điểm của chatbot là tuân theo một quy trình chặt chẽ và giúp tiết kiệm thời gian, chi phí.
Ứng dụng Chatbot trong chăm sóc khách hàng.
4. Trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục phát triển
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp tăng khả năng phân tích dữ liệu marketing. Con người có thể nhận được những kết quả vượt xa mong đợi từ công nghệ trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển.
Trí tuệ nhân tạo (AI) liên tục phát triển.
5. An toàn mạng được chú trọng hơn
Những nhãn hàng mang đến trải nghiệm tiện lợi và an toàn qua không gian mạng sẽ được khách hàng tin tưởng hơn. Khách hàng dần quan tâm hơn đến sự bảo mật cá nhân khi họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào đó.
An toàn thông tin mạng luôn được chú trọng.
6. Tìm kiếm bằng giọng nói phổ biến hơn
Theo Search Engine Land, doanh số thương mại điện tử từ tìm kiếm bằng giọng nói của Mỹ đạt 1,8 tỉ USD vào năm 2017 và ước tính đạt 40 tỉ USD vào năm 2022. Dự kiến xu hướng này sẽ phổ biến hơn với các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh.
Tìm kiếm bằng giọng nói ngày càng được ưa chuộng.
7. Xu thế video dọc phát triển
Phần lớn khách hàng xem video qua điện thoại, đây là lý do để video dọc tỉ lệ 16:9 lên ngôi. Các chiến lược truyền thông mạng xã hội cần nên lưu ý đến hình thức video này.
Xu thế sử dụng màn hình đứng ngày càng nhiều.
8. Thế hệ Z trở thành khách hàng tiềm năng
Thế hệ Z - hay còn gọi là thế hệ Millennial - những người sinh từ 1980 đến 2000. Họ là lực lượng lao động chính của xã hội trong ít nhất 5 năm tới và có sức mua mạnh mẽ.
Thế hệ Z trưởng thành cùng công nghệ và sở hữu những đặc điểm rất riêng. (Thế hệ Z và Thế hệ Y rất nhiều định nghĩa về độ tuổi chính xác. Có 1 số báo cáo 1980 - 1995 là Thế hệ Y, 1996 trở đi là Thế hệ Z.
Thế hệ Z - Sẽ là khách hàng tiềm năng.
9. Tìm kiếm bằng hình ảnh phát triển
Tính năng tìm kiếm ngược từ một hình ảnh từ lâu đã được Google chú trọng, giúp người dùng truy ra những bức ảnh tương tự hoặc những thông tin có liên quan đến bức ảnh mà họ đã cung cấp. Hãy tối ưu bức ảnh bạn post lên internet để tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
Tìm kiếm bằng hình ảnh phát triển.
10. Cách dùng influencer đang thay đổi
Nếu như trước đây, việc sử dụng influencer nghiêng về các ngôi sao, người nổi tiếng thì hiện nay, các thương hiệu có xu hướng sử dụng micro-influencer. Đó là những người bình thường nhưng có tầm ảnh hưởng lớn, mang lại sự chân thật, gần gũi. Ngoài ra tạo ảnh hưởng bằng các trang cộng đồng cũng là một xu hướng nổi lên gần đây.
Cách dùng Influencer đang dần thay đổi.