Giá cà phê trong nước phục hồi
Giá cà phê hôm nay tại các khu vực trọng điểm tăng trung bình từ 200 – 800 đồng/kg sau nhiều ngày giảm. Tại Kon Tum, huyện Đắk Hà giá cà phê cao nhất là 36.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 35.900 đồng/kg.
Cụ thể, tại Lâm Đồng, giá cà phê ở huyện Bảo Lộc và huyện Lâm Hà tăng 700 đồng/kg lên mức 36.200 đồng/kg, tại Di Linh giá cà phê là 35.900 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk ở huyện Cư M'gar tăng 800 đồng/kg lên mức 36.900 đồng/kg, Buôn Hồ giá cà phê là 36.800 đồng/kg, cũng tăng 800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Ia Grai của tỉnh Gia Lai tăng 700 đồng/kg lên mức 36.700 đồng/kg
Tại Đắk Nông, huyện Gia Nghĩa giá cà phê tăng 800 đồng/kg lên 36.800 đồng/kg.
Tại Kon Tum, huyện Đắk Hà giá cà phê tăng 200 đồng/kg lên 36.700 đ/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TPHCM hôm nay cũng tăng 600 đồng/kg lên mức 38.900 đồng/kg.
Cà phê tăng theo đà phục hồi của thị trường thế giới.
Ảnh minh họa: internet
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, kết quả của ngành nông nghiệp không trọn vẹn vì một số cây công nghiệp năm nay đạt kết quả thấp, không chỉ có hồ tiêu, điều, cao su, mà còn cây mía, ngoài ra khi vào mùa thu hoạch cây cà phê trong tháng 11, dự báo giá cũng sẽ không được như mong muốn.
Giá cà phê thế giới đảo chiều tăng mạnh trở lại
Trên thị trường thế giới, 11h00 ngày 02/11 giá cà phê robusta giao tháng 11 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) tăng 2,23% lên 1.694 USD/tấn, tăng 37 USD. Giá cà phê arabica giao tháng 12 trên sàn (ICE Futures US) 11h00 sáng nay 2/11 tăng 4,53% lên 117.8 USD/tấn.
Tại Hội thảo “Hành trình từ hạt Cà Phê đến Cup”, chia sẻ về tổng quan thị trường cà phê Trung Quốc thông qua Bigdata, ông Tony Wong, Giám đốc cuộc thi Barista thế giới 2012 – 2018, cho biết năm 2017 – 2018 thị trường tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc đạt 934,8 triệu tấn, tăng 21% so với năm trước. Sản lượng sản xuất chỉ dừng ở con số 9,6 triệu tấn, giảm nhẹ so với niên độ 2016 – 2017 do thời tiết khắc nghiệt.
So sánh so với thị trường khác như Mỹ (3,6%), Nhật (1,7%) thì lượng tiêu thụ cà phê của Trung Quốc lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kép đạt 30%. Ông dự báo tốc độ này trong giai đoạn 2015 – 2020 là 33,8%.
Ông Tony Wong cho hay, thị trường cà phê Trung Quốc chủ yếu là cà phê hòa tan, chiếm 99% khối lượng và 98% giá trị của doanh số bán lẻ, mặc dù cà phê rang xay có tốc độ tăng nhanh hơn. Dạng cà phê hòa tan phổ biến nhất là 3 trong 1 chứa cà phê, đường và chất tạo màu trắng, cũng như các chất tạo mùi vị khác.
Mặc dù, Trung Quốc vẫn là quốc gia sử dụng trà chủ yếu với doanh số bán lẻ trà gần gấp 10 lần cà phê. Tuy nhiên ông Wong cho rằng, cà phê có tiềm năng rất lớn tại Trung Quốc bởi hế hệ trẻ thích uống cà phê trong văn phòng nhiều hơn trà.