Giá cà phê hôm nay 1/6/2022: Nối tiếp đà tăng của giá thế giới

(VOH) Giá cà phê ngày 1/6 tiếp tục tăng nhẹ, tháng 5/2022, giá cà phê trong nước tăng trung bình 400 đồng/kg. Robusta quanh mốc 2.100 USD/tấn trong khi Arabica tăng mạnh.

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.200 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 41.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42,200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42,100đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 42,100đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42,100đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42,100đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở mức  42,100đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  46.100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,600

+100

Lâm Hà (Robusta)

41,600

+100

 Di Linh (Robusta)

41,500

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

42,200

+100

Buôn Hồ (Robusta)

42,100

+100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

42,100

+100

Ia Grai (Robusta)

42,100

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

42,100

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

42,100

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

46,100

+100

FOB (HCM)

2.160

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 1/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Kết thúc tháng 5/2022, giá cà phê trong nước tăng trung bình 400 đồng/kg. Giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giữ nguyên, trong khi trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 10,15 cent/lb. Giá cà phê Arabica có tháng tăng trưởng rất tích cực.

Tổng cục Thống kê Việt Nam dự báo xuất khẩu cà phê trong tháng 5/2022 đạt khoảng 2,5 triệu bao, tăng 15,20% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại 2021/2022 sẽ đạt tổng cộng 17.460.410 bao, tăng 6,57% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 5 tháng đầu năm dương lịch 2022 đạt tổng cộng xấp xỉ 2 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này phản ánh rõ giá cả gia tăng tại thị trường cà phê kỳ hạn so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê thế giới hôm nay đồng loạt tăng nhẹ

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 1/6, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 1 USD/tấn ở mức 2.106 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 4 USD/tấn ở mức 2.110 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 2,75 cent/lb, ở mức 231,25 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 2,4 cent/lb, ở mức 231,45 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 1/6/2022: Nối tiếp đà tăng của giá thế giới 2
Giá cà phê hôm nay 1/6/2022: Nối tiếp đà tăng của giá thế giới 3

Sau 3 ngày nghỉ, thị trường New York quay lại giao dịch với đà tăng tốt, với sự hỗ trợ của tỷ giá đồng Real tiếp tục mạnh lên. Các thị trường hàng hóa nói chung tỏ ra lạc quan hơn khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các lệnh phong tỏa cứng rắn ở Thượng Hải. Kỳ vọng chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu sớm được nối lại một cách nhanh chóng.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Cà phê châu Phi G25 vào thứ Sáu tuần trước (27/5), các chuyên gia đã nêu ra những lo ngại về thực trạng tiêu thụ cà phê ở châu Phi khá yếu ớt, mặc dù đây là lục địa đông dân thứ hai thế giới, theo trang allAfrica.

Theo đó, châu lục này sản xuất khoảng 12% lượng cà phê toàn cầu, nhưng chỉ có 30% dân số tiêu thụ sản phẩm này. Do vậy, các bên liên quan cho rằng đã đến lúc châu Phi cần tăng cường đoàn kết khu vực và tạo ra một môi trường sôi động để thúc đẩy tiêu thụ cà phê.

Ông Benson Apuoyo, Phó Giám đốc Cơ quan Nông nghiệp và Lương thực (AFA) ở Kenya lưu ý rằng, tiêu thụ cà phê toàn cầu tiếp tục tăng do nhu cầu được cải thiện nhưng tiếc là không có chỗ cho sự tăng trưởng ở châu Phi.

Trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Nairobi vào ngày 27/5, ông đã bày tỏ rằng: “Điều quan trọng là phải đẩy nhanh tiêu thụ cà phê trong nước tại các thị trường chưa được khai thác ở châu Phi vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung”.

Cũng theo ông Apuoyo, 95% cà phê Kenya được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Hiện tại, quốc gia Đông Phi này đã bắt đầu thúc đẩy tiêu dùng bằng cách mở các tiệm cà phê tại hai trường đại học trong nước.

Song song đó, AFA cũng đang đàm phán với 5 trường đại học khác để thúc đẩy các tổ chức khác tham gia. Cho đến thời điểm hiện tại, cả nước đã có 506 quán cà phê đang hoạt động và dự tính con số này sẽ ngày càng gia tăng.

Bình luận