Giá cà phê hôm nay 1/7/2019: Giá cao nhất tại tỉnh Kon Tum và thấp nhất tại Lâm Đồng

(VOH) - Giá cà phê hôm nay giảm 100 - 200 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.900 - 34.300 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay giảm 100 - 200 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.900 - 34.300 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại tỉnh Kon Tum và thấp nhất tại Lâm Đồng.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg xuống 34.200 đồng/kg. Tại Kon Tum, giá cà phê giảm 200 đồng/kg xuống 34.300 đồng/kg.

Giá cà phê quanh cảng TPHCM không đổi ở mức 35.300 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 1/7/2019

Giá cà phê ghi nhận cao nhất tại tỉnh Kon Tum và thấp nhất tại Lâm Đồng. Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê trong nước

Kết phiên giao dịch hôm 28/6, giá cà phê giao trong tháng 7 tăng 1,7% lên 1.423 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 7 tăng 2% lên 107,8 USCent/pound.

Tuần trước giá cà phê tăng 900 - 1.200 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên. Trong đó, giá cà phê tại Lâm Đồng ghi nhận mức tăng 900 đồng/kg lên 32.900 đồng/kg. Giá cà phê tại Kon Tum tăng mạnh nhất 1.200 đồng/kg lên 34.500 đồng/kg. Tại Gia Lai và Đắk Nông tăng 1.000 đồn/kg lên lần lượt 1.000 - 33.900 đồng/kg.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 6 đạt 75 nghìn tấn, trị giá 124,66 triệu USD, tăng 17,2% về lượng và tăng 19,6% về trị giá so với nửa đầu tháng 5, nhưng giảm 8,5% về lượng và giảm 20,6% về trị giá so với nửa đầu tháng 6/2018.

Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 6, xuất khẩu cà phê đạt 851,7 nghìn tấn, trị giá 1,454 tỷ USD, giảm 11,2% về lượng và giảm 21,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê trong nửa đầu tháng 6 đạt mức 1.662 USD/tấn, tăng 2% so với nửa đầu tháng 5, nhưng giảm 13,2% so với nửa đầu tháng 6/2018. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 6, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.708 USD/tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết những ngày đầu tháng 6/2019, giá cà phê trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới. So với ngày 31/5/2019, giá cà phê Robusta nhân xô trong nước giảm từ 0,9 – 5,2%, nhưng tăng từ 2,0 – 7,1% so với ngày 11/5/2019.

Cụ thể, ngày 11/6/2019, giá cà phê nhân xô đứng ở mức thấp nhất là 31.200 đồng/kg tại huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng; mức cao nhất là 33.200 đồng/kg tại các huyện Cư M'gar và Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk. Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta loại R1 giảm 1,2% so với ngày 31/5/2019, giao dịch ở mức 34.100 đồng/kg, nhưng tăng 5,6% so với ngày 11/5/2019.

Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA), cà phê năm nay dự báo bị ảnh hưởng từ thời tiết xấu, tác động bởi hiện tượng El nino. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa mưa 2019 đến muộn hơn so với quy luật, một số hồ đập trong vùng lượng nước thấp hơn rất nhiều so với các năm.

Việt Nam đã xuất khẩu 146.000 tấn cà phê, tương đương 2,44 triệu bao cà phê khối lượng 60 kg trong tháng 5, tăng 2% so với tháng 4, dữ liệu hải quan công bố hôm ngày 11/6 cho thấy.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, xuất khẩu cà phê tháng 5 ước đạt 141.000 tấn với giá trị đạt 229 triệu USD, lũy kế xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm 2019 ước 773.000 tấn, tương đương 1,32 tỷ USD, giảm 12,4% về khối lượng và giảm 22,5% về giá trị so với cùng kì năm 2018.

Tổng hợp bảng giá cà phê hôm nay tại các tỉnh thành trọng điểm trên cả nước ngày 1/7/2019

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

LÂM ĐỒNG  
— Bảo Lộc (Robusta) 33,000
— Di Linh (Robusta) 32,900
— Lâm Hà (Robusta) 32,900
ĐẮK LẮK  
— Cư M'gar (Robusta) 34,300
— Ea H'leo (Robusta) 34,200
— Buôn Hồ (Robusta) 34,200
GIA LAI  
— Ia Grai (Robusta) 34,000
ĐẮK NÔNG  
— Gia Nghĩa (Robusta) 33,900
KON TUM  
— Đắk Hà (Robusta) 34,300
HỒ CHÍ MINH  
— R1 35,300

Giá cà phê thế giới

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay 1/7, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng nhẹ.

Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London giao tháng 9/2019 đang tăng 21 USD/tấn (mức tăng 1,47%) đứng ở mức 1.451 USD/tấn.

Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2019 tăng 2,75 USD/tấn (mức tăng 2,58%), đứng ở mức 109,45 cent/lb.

Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) mới nhất từ thị trường cà phê Arabica ở New York cho thấy, tính đến thứ Ba ngày 11/06, bộ phận đầu cơ phi thương mại đã giảm vị thế bán ròng ngắn hạn bớt 4,25% so với tuần thương mại trước đó, xuống đăng ký bán ròng ở 39.364 lô, tương đương 11.159.520 bao và có khả năng đã gia tăng trở lại sau giai đoạn thương mại hỗn hợp nhưng có phần tích cực hơn kể từ đó tiếp theo sau.

Báo cáo CFTC mới nhất từ thị trường cà phê robusta ở Lodon cho thấy, tính đến cùng kỳ báo cáo, bộ phận đầu cơ phi thương mại đã giảm vị thế bán ròng ngắn hạn bớt 6,13% so với tuần thương mại trước đó, xuống đăng ký bán ròng ở 24.262 lô, tương đương 4.043.667 bao và có khả năng đã tăng nhẹ trở lại sau giai đoạn thương mại hỗn hợp nhưng tích cực hơn kể từ sau đó.

Báo cáo thương mại tháng Năm của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ cà phê 2019/2019 sẽ khoảng 168,05 triệu bao, tăng 1,5% so với niên vụ trước, trong khi tiêu thụ toàn cầu ước tính tăng tăng 2% lên ở mức 164,64 triệu bao. Tuy nhiên, cho dù tăng trưởng tiêu thụ vẫn duy trì ở mức cao nhưng sẽ là niên vụ thứ hai liên tiếp thế giới thặng dư cà phê. Đây là nguyên nhân góp phần làm giá cà phê suy yếu kéo dài.

Tại Indonesia, giá cà phê loại 4 khiếm khuyết 80 được cung cấp với mức trừ lùi 170 - 200 USD cho hợp đồng tháng 7 trong tuần này, thu hẹp từ mức trừ lùi tối đa 240 USD vào tuần trước, một thương nhân ở tỉnh Lampung, Indonesia cho biết.

Nhu cầu đã chậm lại vì người mua cà phê vẫn đang cân nhắc với mức trừ lùi cao.

Giá cà phê trong tháng 5 ở thị trường thế giới tăng trở lại sau khi liên tục sụt giảm thời gian trước. Yếu tố thời tiết không thuận lợi tại Brazil đã hỗ trợ giá cà phê toàn cầu, theo Cục Xuất nhập khẩu. Các vùng trồng cà phê chính ở phía Đông Nam Brazil có mưa kéo dài, gây cản trở việc thu hoạch vụ mùa đang diễn ra và mối lo chất lượng hạt cà phê giảm cũng tác động đến tâm lý thị trường.

Mặc dù thị trường có nhiều thông tin cho biết vụ mùa đang thu hoạch ở Brasil bị cản trở do mưa nhiều và chất lượng hạt cà phê bị giảm sút vì việc phơi sấy không thuận lợi, nhưng báo cáo mới nhất hôm 11/06 của Safras & Mercado cho biết đã thu hoạch đạt 39% vụ mùa so với chỉ 31% cùng thời điểm năm trước và vượt mức trung bình 35% trong 5 năm qua.

Các nhà quan sát cho rằng áp lực từ nguồn cung Brasil dồi dào và dự báo toàn cầu tiếp tục dư thừa cà phê vẫn còn đè nặng lên các thị trường nên xu hướng giá yếu sẽ vẫn chủ đạo trong tháng 7.

Theo báo cáo của Safras & Mercado, Brazil đã thu hoạch khoảng 16,1% sản lượng vụ mùa mới, trong đó cà phê Conilon Robusta đã thu hoạch khoảng 30% và cà phê Arabica mới thu hoạch khoảng 10%. Bên cạnh đó, đồng Real của Brazil tăng giá so với đồng USD đã làm giảm lợi nhuận nên không khuyến khích nông dân bán ra.

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong tháng 4, xuất khẩu cà phê thế giới đạt mức gần 10,8 triệu bao, tăng 4,6% so với tháng 4/2018. Trong đó, xuất khẩu cà phê arabica của Brazil tăng 17,7% lên 3,14 triệu bao.

Đồng thời, xuất khẩu cà phê arabica của Colombia cũng tăng 2,1% so với tháng 4/2018 lên 1,1 triệu bao. Cùng lúc, xuất khẩu cà phê robusta của nước này tăng 0,5% lên 3,9 triệu bao.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê arabica của một số nước khác giảm 1,6% xuống gần 2,6 triệu bao.

Tính chung 7 tháng đầu niên vụ 2018 - 2019, tổng lượng cà phê xuất khẩu trên toàn thế giới tăng 18,5% so với cùng kì niên vụ 2017 - 2018 lên gần 70,9 triệu bao.

Trong giai đoạn từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019, xuất khẩu cà phê arabica Colombia và Brazil tăng 8% và 18,5% lên lần lượt hơn 9 triệu bao và 24,86 triệu bao.

Hiệp hội Cà phê Hạt (GCA) của Mỹ thông báo dự trữ tại các kho cảng đã tăng thêm 235.239 bao, tức tăng 3,85% trong tháng Tư, lên đăng ký tồn kho ở mức 6.345.350 bao vào cuối tháng. Kết hợp với số cà phê đang được vận chuyển quá cảnh bằng container khắp Bắc Mỹ vào khoảng 1,1 triệu bao nữa, thì tổng tồn kho này đảm bảo cho nhu cầu rang xay của Mỹ và Canada khoảng 13 tuần, một con số dự trữ được cho là rất an toàn.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, guồn cung dồi dào vẫn gây áp lực lớn lên thị trường cà phê toàn cầu. Hiện Brazil bắt đầu thu hoạch cà phê Robusta và thu hoạch cà phê Arabica sẽ bắt đầu trong vài tuần tới. Sản lượng cả 2 loại cà phê này của Brazil được dự báo đều ở mức cao.

Theo Bộ Thương mại Brazil, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 4 đạt 2.684.380 bao, tăng 735.355 bao (tương đương mức tăng 37,7%) so với cùng kỳ năm 2018.

Đây là tháng thứ 7 xuất khẩu cà phê của Brazil tăng mạnh. Đồng real Brazil mất giá so với đồng USD khiến người trồng cà phê Brazil tăng bán, gây áp lực dư cung lên thị trường khiến giá cà phê giảm sâu.

Tại Colombia, cà phê chất lượng cao cũng đang được thu hoạch nhiều. Dự kiến, sản lượng cà phê thu hoạch của Colombia trong tháng 4 tăng 18% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 1,03 triệu bao. Tại Mê-hi-cô, Chính phủ nước này có kế hoạch trồng mới 200.000ha cà phê để tạo thêm 80.000 việc làm ổn định.

Tồn kho cà phê hiện ở mức cao. Tính đến ngày 29/4, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng 1.090 tấn (tương đương tăng 0,9%) so với tuần thương mại trước, lên 117.680 tấn (1.961.333 bao). Dự báo thị trường cà phê toàn cầu thời gian tới vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm giá do áp lực dư cung.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn Giá cà phêGiá khớp Thay đổi % Số lượng Cao nhất Thấp nhất Mở cửa Hôm trước HĐ Mở
07/19 1421 +23 +1.65 41 1425 1419 1423 1398 877
09/19 1451 +21 +1.47 7735 1465 1440 1440 1430 61028
11/19 1479 +20 +1.37 2569 1491 1468 1468 1459 24713
01/20 1503 +20 +1.35 649 1515 1496 1498 1483 10125

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn Giá khớp Thay đổi % Số lượng Cao nhất Thấp nhất Mở cửa Hôm trước HĐ Mở
07/19 108.25 +2.70 +2.56 72 109 106.35 106.90 105.55 231
09/19 109.45 +2.75 +2.58 32918 110.50 107.30 107.40 106.70 119464
12/19 113.05 +2.75 +2.49 11246 114.10 110.85 110.90 110.30 61881
03/20 116.60 +2.75 +2.42 4765 117.60 114.45 114.45 113.85 34206

Giá cà phê Arabica Braxin (Sàn BMF - SãoPaulo, Braxin)

Kỳ hạn Giá khớp Thay đổi % Số lượng Cao nhất Thấp nhất Mở cửa Hôm trước
07/2019 109.25 -1.15 -1.04 2 109.25 109.25 109.25 110.40
09/2019 113 -2.15 -1.87 6 113.25 113 113.25 115.15
12/2019 118.15 +1.55 +1.33 0 118.15 114 0 116.60
03/2020 118.05 +2.1 +1.81 0 118.05 118.05 0 115.95