Giá trong nước điều chỉnh tăng nhẹ
Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục tăng nhẹ 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41.500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 900 đồng/kg, dao động ở mức 41.400 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42.900 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,800 |
+100 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,800 |
+100 |
Di Linh (Robusta) |
40,700 |
+100 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41.600 |
+100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41.500 |
+100 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41.500 |
+100 |
Ia Grai (Robusta) |
41.500 |
+100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41.500 |
+100 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41.400 |
+100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
42,900 |
+100 |
FOB (HCM) |
2.361 |
Trừ lùi: +55 |
Hiện nay dù giá xuất khẩu cà phê tăng nhưng người nông dân không được hưởng lợi. Nguyên nhân là dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng thế giới và trong nước bị đảo lộn, giá phân bón tăng từ 30 - 50%, thuốc bảo vệ thực vật tăng khoảng 10-20%, giá công lao động tăng bình quân khoảng 25% so với năm 2020, tạo áp lực lớn cho nông dân.
Nguồn cung bị thắt chặt, giá vận chuyển cao, thiếu container và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đang là những nguyên nhân khiến giá cà phê không ngừng tăng kể từ giữa tháng 11/2021.
Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam nhận định, chu kỳ 10 năm của ngành hàng cà phê đang quay trở lại. Dự báo, giá cà phê sẽ đạt đỉnh vào cuối năm. Trong khi đó, chuyên gia Nguyễn Quang Bình cho rằng, giá cà phê cuối năm nay có thể lên 43,5 triệu đồng/tấn
Đối với nguồn cung Robusta, lượng mưa lớn ở Tây Nguyên, khu vực sản xuất cà phê trọng điểm của Việt Nam, đang cản trở quá trình thu hoạch, chính là yếu tố thúc đẩy giá Robusta có được sức mua lớn tuần qua. Mức chênh lệch lớn giữa hai sàn giao dịch trước đó cũng là yếu tố hỗ trợ cho dòng vốn đổ về sàn London nhiều hơn.
Trong khi đó, với hơn 500.000 ha cà phê đang bước vào giai đoạn chín rộ, hầu hết các hộ trồng tại khu vực Tây Nguyên thời gian gần đây đang phải chật vật tìm lao động thu hái dù giá thuê đã tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê thế giới hôm nay
Khảo sát giá cà phê thế giới phiên ngày 10/12, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 8 USD (0,33%), giao dịch tại 2.401 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 11 USD (0,48%), giao dịch tại 2.306 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh so với ngày hôm trước.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 4,0 Cent (1,64%), giao dịch tại 240,2 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng giảm 4,0 Cent (1,64%), giao dịch tại 239,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Trên thị trường kỳ hạn vẫn còn nguyên mối lo nguồn cung trong niên vụ cà phê mới 2021/2022. Mới nhất là Fedecafé, Colombia báo cáo xuất khẩu tháng 11 giảm tới 22% so với cùng kỳ năm trước, xuống ở mức 1,131 triệu bao, không ngoài những vấn đề về logistics.
Trong báo cáo mới nhất của Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), giá cà phê thế giới trong tháng 11 tiếp tục tăng 7,5% so với tháng trước và tăng 77,9% so với cùng kỳ năm 2020, lên mức 195,17 US Cent/lb. Đây là mức giá trung bình hàng tháng cao nhất trong 10 năm qua kể từ sau mức trung bình 213 US Cent/lb đạt được vào tháng 9/2011.
Xu hướng tăng từ khi bắt đầu niên vụ cà phê 2020-2021 đang cho thấy sự phục hồi của giá cà phê thế giới sau 4 năm liên tiếp duy trì ở mức thấp, phản ánh sự thay đổi đáng kể trong điều kiện thị trường tổng thể.
Trong khi đó, ICO tiếp tục nâng ước tính về tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 lên 167,7 triệu bao, tăng so với mức 164,5 triệu bao của niên vụ 2019-2020. Chênh lệch giữa sản xuất và tiêu dùng trong niên vụ 2020-2021 rút xuống còn gần 2 triệu bao.
Tuy nhiên, sự lạc quan về triển vọng tiêu thụ với việc nới lỏng hơn nữa các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 đang bị thay thế bởi lo ngại về sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, đặc biệt là ở châu Âu.
Theo số liệu của ICO, tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 10 đạt 9,7 triệu bao, giảm 4,4% so với 10,1 triệu bao của cùng kỳ năm 2020. Trong đó xuất khẩu cà phê arabica giảm 8,8%, xuống còn 6,2 triệu bao; nhưng bù lại xuất khẩu cà phê robusta tăng 4,4%, lên 3,51 triệu bao.