Chờ...

Giá cà phê hôm nay 10/2/2022: vụt tăng lên mức cao nhất 10 năm

(VOH) - Giá cà phê ngày 10/2 tăng thêm 400 đồng/kg trên diện rộng.Giá Arabica lên mức cao nhất 10 năm qua, còn Robusta lấy lại mức đỉnh đã mất 3 tuần trước.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 400 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.400 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 400 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40,800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 400 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 400 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 400 đồng/kg, dao động ở  41,200 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 400 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.200 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,800

+400

Lâm Hà (Robusta)

40,800

+400

 Di Linh (Robusta)

40,700

+400

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,400

+400

Buôn Hồ (Robusta)

41,300

+400

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,300

+400

Ia Grai (Robusta)

41,300

+400

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,300

+400

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,200

+400

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,200

+400

FOB (HCM)

2.314

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 10/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2022 sẽ tiếp tục khả quan nhờ nguồn cung dồi dào, các FTA tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam và giá cà phê xuất khẩu nhiều khả năng duy trì ở mức cao.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong niên vụ 2021-2022, sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo đạt 31,1 triệu bao, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi đã hỗ trợ năng suất.

Cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam có sự thay đổi, giảm xuất khẩu cà phê nhân thô, đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan. Hoạt động xúc tiến thương mại tiếp tục được chú trọng, giúp quảng bá và kết nối sản phẩm cà phê của Việt Nam ra thị trường thế giới, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương.

Giá cà phê thế giới tiếp đà tăng

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 10/2, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 tăng 24 USD/tấn ở mức 2.270 USD/tấn, giao tháng 5/2022 tăng 25 USD/tấn ở mức 2.259 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tăng 9,4 cent/lb, ở mức 258,35 cent/lb, giao tháng 5/2022 tăng 9,05 cent/lb, ở mức 258,45 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 10/2/2022: Giá thế giới vụt tăng lên mức cao nhất 10 năm 2
Giá cà phê hôm nay 10/2/2022: Giá thế giới vụt tăng lên mức cao nhất 10 năm 3

Giá cà phê 2 sàn tiếp tục tăng mạnh khi tồn kho đạt chuẩn xuống mức thấp nhất, đưa giá Arabica lên mức cao nhất 10 năm qua, còn Robusta lấy lại mức đỉnh đã mất 3 tuần trước. Tuy nhiên đà tăng của Robusta được đánh giá không mạnh, không bền vững, do có nhiều thông tin về hàng chục nghìn tấn cà phê đang được đưa sang châu Âu chờ đưa lên sàn đấu giá.

Giá cà phê Arabica trên sàn New York tiếp tục tăng tốt do đầu cơ dịch chuyển dòng vốn khi giá vàng và dầu thô đột ngột sụt giảm. USDX đảo chiều giảm nhẹ khiến các tiền tệ mới nổi có giá trị hơn cũng góp phần hỗ trợ giá cà phê quay trở lại đà tăng.

Theo các nhà quan sát, tuy giá cà phê thế giới quay lại đà tăng nhưng nông dân các nước sản xuất không được hưởng lợi, dường như chỉ nhằm bù đắp cho chi phí logistics hiện ở mức quá cao mà vẫn chưa thấy dấu hiệu cải thiện.

Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), tiêu thụ cà phê toàn cầu vụ 2020/21 đạt 167,3 triệu bao (loại 60kg), tăng so với mức tiêu thụ 164,1 triệu bao niên vụ 2019/20. Dự báo trong giai đoạn 2021 - 2025, thị trường cà phê toàn cầu sẽ ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 7,6%. Brazil và Indonesia sắp bước vào vụ thu hoạch Robusta (khoảng tháng 4 và 5/2022) và khi giá tăng trên sàn, 2 nước này sẽ tranh thủ bán ra.

Kỷ nguyên của cà phê đắt tiền sẽ không sớm kết thúc trước bối cảnh lượng cà phê dự trữ ngày càng cạn kiệt, theo trang The National.

Theo dữ liệu được công bố hôm thứ Hai (7/2) bởi Sàn giao dịch Hàng hóa ICE, các kho dự trữ hạt cà phê arabica cao cấp đạt tổng cộng 1,078 triệu bao - mức thấp nhất đối với hàng tồn kho được theo dõi kể từ tháng 2/2000.

Dự trữ cà phê do ICE chứng nhận đã giảm kể từ tháng 9/2021 do chi phí vận chuyển tăng cao và thời tiết bất lợi làm giảm sản lượng ở Brazil - quốc gia trồng và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.