Giá cà phê hôm nay 7/2/2022: Xuất khẩu cà phê 2022 sẽ khả quan

(VOH) - Ngày 7/2, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm giữ ổn định so với hôm qua. Nguồn cung dồi dào, các FTA tạo lợi thế cạnh tranh, xuất khẩu cà phê 2022 sẽ rất khả quan.

Giá cà phê trong nước sáng nay đi ngang, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.600 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 39.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40,000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40,600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40,500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 40,500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 40,500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở  40,400 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở  ngưỡng  44.400 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,000

0

Lâm Hà (Robusta)

40,000

0

 Di Linh (Robusta)

39,900

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40,600

0

Buôn Hồ (Robusta)

40,500

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,500

0

Ia Grai (Robusta)

40,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40,500

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40,400

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

44,400

0

FOB (HCM)

2.284

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 7/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2022 sẽ tiếp tục khả quan nhờ nguồn cung dồi dào, các FTA tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam và giá cà phê xuất khẩu nhiều khả năng duy trì ở mức cao.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, niên vụ 2021/2022, sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo đạt 31,1 triệu bao, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi đã hỗ trợ năng suất. Năm 2021, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các khu vực tăng so với năm 2020, trong đó, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực châu Á tăng 22,8%. Tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực châu Á tăng từ 38,02% trong năm 2020 lên 41,54% trong năm 2021. Năm 2021, tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang một số thị trường tăng so với năm 2020 như: Đức, Nhật Bản, Nga. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang các thị trường Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý giảm.

Năm 2021, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, trị giá xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn ghi nhận được mức tăng trưởng 2 con số nhờ giá xuất khẩu tăng, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2022 sẽ tiếp tục khả quan nhờ nguồn cung dồi dào, các FTA tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam và giá xuất khẩu nhiều khả năng duy trì ở mức cao.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong niên vụ 2021-2022, sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo đạt 31,1 triệu bao, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi đã hỗ trợ năng suất.

Năm 2021, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các khu vực tăng so với năm 2020, ngoại trừ châu Đại Dương. Số liệu thống kê cho thấy, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực châu Á tăng 22,8%.

Tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực châu Á tăng từ 38,02% trong năm 2020 lên 41,54% trong năm 2021. Tốc độ xuất khẩu cà phê sang châu Âu tăng 6,5%, tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu giảm từ 44,56% trong năm 2020 xuống 42,24% trong năm 2021.

Giá cà phê thế giới giảm

Khảo sát phiên giao dịch phiên gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 giảm 5 USD/tấn ở mức 2.229 USD/tấn, giao tháng 5/2022 giảm 7 USD/tấn ở mức 2.213 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 2,05 cent/lb, ở mức 241,85 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 2,05 cent/lb, ở mức 242,45 cent/lb.

Kết thúc tuần nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 tăng 36 USD/tấn; giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tăng 5,95 cent/lb. Cùng với đó giá cà phê trong nước tăng thêm 700 đồng/kg.

Thị trường cà phê thế giới tuần qua tăng trưởng tốt khi tồn kho đạt chuẩn 2 sàn cùng giảm. Bên cạnh đó là việc tỷ giá đồng Real của Brazil tăng cao, DXY giảm mạnh hỗ trợ cà phê Arabica trên sàn New York. Trên sàn London, cà phê Robusta tiếp tục tăng nhờ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Việt Nam kéo dài.

Hiện, giới kinh doanh và đầu tư tài chính các nước lại đang "sôi động và đầy sóng gió". Tỷ lệ lạm phát tăng cao khiến ngân hàng trung ương các nước đang phát đi tín hiệu điều chỉnh chính sách tiền tệ, chủ yếu theo hướng cứng rắn hơn.

Chỉ số giá trị đồng USD biến động mạnh bộc lộ giới đầu tư đang tìm cách tự bảo vệ mình. Giá cà phê nhận được một phần dòng tiền thoát ra từ chứng khoán giúp tăng tốt trong tuần vừa qua. Trong khi đó cuộc khủng hoảng logistics chưa thể kết thúc trong năm nay, hiện giá cước tàu biển vẫn cao, và khả năng còn cao.

Bình luận