Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.500 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 200đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà dao động ở mức 31.600 đồng/kg, tại Di Linh là 31.500 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 200 đồng/kg, tại Cư M'gar giá cà phê lên ngưỡng 32.200 đồng/kg và tại Buôn Hồ 0 lên mức 32.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 200 đồng/kg, ở Ia Grai và Pleiku dao động trong mức 32.100 đồng/kg .
Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 200 đồng/kg lên mức 32.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg lên mức 32.100 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg lên ngưỡng 33.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
31,600 |
+200 |
— Lâm Hà (Robusta) |
31,600 |
+200 |
— Di Linh (Robusta) |
31,500 |
+200 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
32,200 |
+200 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
32,100 |
+200 |
GIA LAI |
||
— Pleiku (Robusta) |
31,900 |
+200 |
_ Ia Grai (Robusta) |
31.900 |
+200 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
31.900 |
+200 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
32.100 |
+200 |
HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
33,500 |
+200 |
Ảnh minh họa: internet
Sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo ở mức kỉ lục 32,2 triệu bao, tăng 1,8 triệu so với năm trước do tiếp tục mở rộng diện tích trồng cũng như thời tiết thuận lợi giúp tăng năng suất.
Trong 4 tháng đầu năm 2019, các vùng trồng cà phê chính ở Tây Nguyên trải qua thời tiết khô và nắng. Mùa mưa đến muộn hơn mọi năm nhưng ổn định trong tháng 7 và tháng 8, hỗ trợ cho việc ra hoa và đậu quả.
Với giá tiêu đen giảm trong 3 năm qua, nông dân không còn thay thế cây cà phê bằng cây hồ tiêu. Tuy nhiên, một số nông dân đã bắt đầu trồng sầu riêng, xoài, bơ và cây ăn quả.
Xuất khẩu cà phê dự báo tăng 800.000 bao lên 25,5 triệu bao trong khi lượng dự trữ trong kho sẽ tăng hơn hai lần lên 4,1 triệu bao vì giá thấp khiến người dân găm hàng không muốn bán.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tháng 12/2019, giá cà phê robusta trong nước giảm theo giá thế giới.
Hiện các sản phẩm cà phê của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu, đứng ở vị trí thứ 2 sau Brasil. Trong đó, cà phê rang xay và cà phê hòa tan xuất khẩu chiếm 5,9% thị phần, đứng ở vị trí thứ 5 sau Brasil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.
Hiện cả nước đã có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, tổng công suất thiết kế 1.503 triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6%; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan, tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn, tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6%.
Giá cà phê thế giới phục hồi
Dự báo sản lượng cà phê của Brazil trong năm 2019 - 2020 được điều chỉnh xuống còn 58 triệu bao 60 kg, do sản lượng thấp hơn so với dự kiến trước đây ở các vùng trồng cà phê arabica.
Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 3.309 USD/tấn, giảm 7,7% so với 9 tháng đầu năm 2018.
Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ từ Việt Nam ở mức thấp, đạt 1.644 USD/tấn, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2018. Giá cà phê thế giới hôm nay 13/12 nhìn chung vẫn không có quá nhiều sự thay đổi.
Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung ứng (MAPA) đã can thiệp thành công đối với ngành cà phê và chính phủ Brazil đã thiết lập Hội đồng Cố vấn Chính sách Cà phê (CDPC) đưa ra các chính sách cho ngành.
Ước tính lượng cà phê trong kho năm 2019 - 2020 ở mức 1,38 triệu bao, giảm 783.000 bao so với mùa trước do lượng cà phê có sẵn trong mùa hiện tại thấp hơn.
Giá cà phê trên thị trường thế giới tăng so với tháng 10 do lo ngại nguồn cung thiếu hụt, tồn kho giảm và nhu cầu tăng.