Giá cà phê hôm nay 11/9/2020: Giá thế giới bật tăng kéo giá trong nước tăng đến 300 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 11/9 tăng 200- 300 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới  giới phục hồi.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng phục hồi tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà lên mức 33.000 đồng/kg, tại Di Linh lên ngưỡng 32.900 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 300 đồng/kg, khu vực Cư M'gar lên  mức 33.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  lên ngưỡng 33.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 200 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch lên  mức 33.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 200 đồng/kg, dao động lên ngưỡng  33.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  tăng  100 đồng/kg,  ở  mức 33.200 đồng/kg.       

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  34.900đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.527 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 90 – 100 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 11 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

33,000

+200

— Lâm Hà (Robusta)

33,000

+200

— Di Linh (Robusta)

32,900

+200

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

33.600

+300

— Buôn Hồ (Robusta)

33,400

+200

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

33,300

+200

_ Ia Grai (Robusta)

33,300

+200

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

33,300

+200

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

33.200

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

34,900

+200

Giá cà phê hôm nay 11/9/2020Ảnh minh họa: internet

Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,16 triệu tấn, trị giá 1,98 tỷ USD, cùng giảm 1,3% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 8/2020 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 197 triệu USD, giảm 0,03% về lượng, nhưng tăng 0,2% về trị giá so với tháng 7/2020, so với tháng 8/2019 giảm 3,6% về lượng và giảm 0,02% về trị giá. Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,16 triệu tấn, trị giá 1,98 tỷ USD, cùng giảm 1,3% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tháng 8/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.791 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng 7/2020 và tăng 3,7% so với tháng 8/2019. Trong 8 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.708 USD/tấn, giảm 0,02% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2020 và 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê Robusta và cà phê Excelsa giảm, trong khi xuất khẩu cà phê Arabia tăng mạnh.

Xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 7/2020 đạt 93,99 nghìn tấn, trị giá 139,59 triệu USD, giảm 24,4% về lượng và giảm 26,1% về trị giá so với tháng 7/2019. Trong 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 898,2 nghìn tấn, trị giá 1,33 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng và giảm 4,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu cà phê Robusta sang nhiều thị trường chính giảm, gồm Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, Nga, Algérie, Bỉ, Anh, Malaysia, Thái Lan, Pháp, Ấn Độ. Ngược lại, xuất khẩu cà phê Robusta sang một số thị trường chính tăng trưởng cao ở mức 2 con số, gồm: Nhật Bản tăng 18,4%; Philippines tăng 10,3%; Hàn Quốc tăng 11,9%.

Trên thị trường thế giới, tháng 8/2020, giá cà phê Robusta và Arabica tăng mạnh do nhu cầu tăng, tồn kho giảm, trong khi người dân không vội bán ra. Dự báo về sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2020/21 giảm và thu hoạch vụ mới ở Brasil chững lại do thời tiết không thuận lợi cũng là yếu tố hỗ trợ giá cà phê trong tháng 8/2020.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo thời gian tới, giá cà phê thế giới sẽ khó duy trì đà tăng mạnh. Giá tăng mạnh trong tháng 8/2020 chủ yếu do đầu cơ. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), dự kiến nguồn cung cà phê toàn cầu thiếu hụt 486 nghìn bao là con số không đáng kể. Tồn kho dự trữ được 2 sàn chứng nhận ở mức thấp kỷ lục là do mức giá cà phê kỳ hạn dao động ở mức thấp kéo dài, không có sức hút giới thương nhân đưa cà phê về 2 sàn để đăng ký đấu giá.

Giá cà phê thế giới phục hồi trở lại

Sự bất đồng của Quốc hội Mỹ trong gói trợ cấp thất nghiệp làm USDX suy yếu trở lại đã khích thích giới đầu cơ quay lại các thị trường hàng hóa, góp phần hỗ trợ các thị trường cà phê lấy lại đà hồi phục…

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

11/20

1423

+7

+0.49

5775

1440

1409

1412

1416

44487

01/21

1436

+8

+0.56

2939

1452

1422

1428

1428

23895

03/21

1448

+7

+0.49

1799

1464

1435

1441

1441

17057

05/21

1461

+7

+0.48

288

1472

1447

1451

1454

7211

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/20

131.7

+2.85

+2.21

23944

133.45

127.7

128

128.85

114946

03/20

132.6

+2.95

+2.28

10435

134.1

128.6

128.65

129.65

58066

05/21

133.45

+3.00

+2.30

6199

134.85

129.45

129.85

130.45

36082

07/21

134.35

+3.05

+2.32

2613

135.6

130.3

130.3

131.3

18416

Phiên giao dịch ngày 11/9, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng thêm 7 USD, lên 1.423 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1 tăng thêm 8 USD, lên 1.436 USD/tấn các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng cùng xu hướng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 2,85 cent, lên 131,7 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 tăng 2,95 cent, lên 132,6 cent/lb, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Đồng Reais giảm 0,33%, xuống ở mức 1 USD = 5,3200 Reais.

Giá cà phê kỳ hạn New York hồi phục mạnh sau đợt bán tháo liên tiếp trước đó khi đầu cơ chốt lời ngắn hạn và nhất là thị trường xuất hiện nổi lo dư cung.

Trong khi đó, giá cà phê kỳ hạn London tiếp nối đà hồi phục khi có báo cáo lượng cà phê đưa về Sàn đăng ký đấu giá sụt giảm trở lại. Giới đầu cơ tại London đang dõi mắt nhìn theo lượng cà phê Conilon Robusta xuất khẩu, sau khi Brasil vừa thu hoạch vụ mùa năm nay ước khoảng 20 triệu bao và chỉ dành 5 triệu bao cho thị trường tiêu thụ toàn cầu.

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn nhất tại khu vực châu Á & châu Đại Dương với sản lượng năm 2019 - 2020 ước tính tăng 0,7% lên 31,5 triệu bao.

Điều này là nhờ việc thu hoạch cà phê tại Việt Nam đã kết thúc trước khi đại dịch toàn cầu bùng phát, đồng thời những giống cây mới đem lại năng suất cao hơn và giá cả của những loại cây trồng như hạt tiêu kém cạnh tranh.

Sản lượng cà phê của Indonesia ước tính tăng 16,5% lên 11,2 triệu bao do thời tiết thuận lợi và giá cả robusta ổn định.

Sản lượng của hai nhà sản xuất lớn nhất tiếp theo tại khu vực là Ấn Độ và Papua New Guinea dự kiến giảm lần lượt 2,5% và 19,2% xuống 5,85 triệu bao và 752.000 bao.

Tổng xuất khẩu cà phê của khu vực trong 10 tháng đầu năm đạt 34,1 triệu bao, thấp hơn 4,2% so với cùng kì niên vụ 2018/19 do sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế.

Giá cà phê hôm nay 10/9/2020: Thị trường giao dịch chậm, giá cà phê giảm - Giá cà phê ngày 10/9 giảm thên 100 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới  trái chiều.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 11/9/2020: USD tăng nhẹ– Đô la Mỹ không có nhiều thay đổi với chỉ số đô la Mỹ chỉ nhích nhẹ lên 93,385.