Giá cà phê hôm nay 12/1/2022: Phục hồi tăng

(VOH) Giá cà phê ngày 12/1 quay đầu tăng 300 đồng/kg trên diện rộng. Hàng cà phê vụ mới của Việt Nam đang lúc càng ra nhiều với thời tiết kỳ thu hoạch khá thuận lợi.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 300 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.300 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 39.400 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 300 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40.300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 300 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40.200 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 300 đồng/kg, dao động ở  mức 40.200 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 300 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  41.900 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,500

+300

Lâm Hà (Robusta)

39,500

+300

 Di Linh (Robusta)

39,400

+300

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.300

+300

Buôn Hồ (Robusta)

40.200

+300

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40.200

+300

Ia Grai (Robusta)

40.200

+300

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40.200

+300

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40. 200

+300

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

41,900

+300

FOB (HCM)

2.315

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 12/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Hàng cà phê vụ mới của Việt Nam đang lúc càng ra nhiều với thời tiết kỳ thu hoạch khá thuận lợi, gặp ngay thời điểm trước Tết Nhâm Dần, dù lượng container không đến nỗi bị thắt chặt như trước đây, nhưng người mua và các nhà nhập khẩu đều hết sức “đủng đỉnh” vì muốn chờ cước vận tải về một mức hợp lý.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Theo báo cáo, xuất khẩu cà phê trong tháng 12 ước đạt 130.000 tấn, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước và do đó, lũy kế xuất khẩu cả năm 2021 ước đạt tổng cộng 1,52 triệu tấn, giảm gần 2,7% so với xuất khẩu cả năm 2020. Đây là yếu tố cơ bản đã hỗ trợ tốt cho giá robusta kỳ hạn, duy trì được sức tăng trong những tuần gần đây.

Tuy nhiên, triển vọng tiêu thụ cũng là một chất xúc tác mạnh đối với thị trường cà phê trong giai đoạn biến chủng Omicron đang lây lan khá nhanh tại nhiều nước. Các hoạt động của nhà hàng và quán ăn có thể bị hạn chế vì các lệnh phong tỏa, nên nhu cầu tiêu thụ cà phê có thể sụt giảm trong giai đoạn tới, bất chấp việc các nước phương Tây đang bước vào kỳ nghỉ lễ cuối năm.

Trong bối cảnh đó, thị trường robusta sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn bởi nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà sẽ tăng mạnh. Đồng thời, giá robusta cũng đang rẻ hơn 56% so với giá arabica, nên đây là một mức chiết khấu vô cùng hấp dẫn đối với các nhà rang xay. Đây cũng là cơ hội tốt với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Giá cà phê thế giới phục hồi tăng

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 12/1, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 tăng 8 USD/tấn ở mức 2.268 USD/tấn, giao tháng 5/2022 tăng 5 USD/tấn ở mức 2.216 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tăng 2,15 cent/lb ở mức 237,05 cent/lb, giao tháng 5/2022 tăng 2,05 cent/lb ở mức 237 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 12/1/2022: Phục hồi tăng trở lại sau phiên lao dốc 2
Giá cà phê hôm nay 12/1/2022: Phục hồi tăng trở lại sau phiên lao dốc 3

Hai sàn cà phê thế giới điều chỉnh tăng trong ngày khóa sổ vị thế kinh doanh. Các sàn hàng hóa nông sản cũng đều ghi nhận tăng, trừ lúa gạo. Đồng nội tệ Brazil tăng mạnh cũng hỗ trợ cho giá Arabica trong phiên vừa qua.

Trước đó, giá cà phê hai sàn giảm mạnh khi hàng vụ mới từ nhiều nước sản xuất chính bắt đầu đưa ra thị trường. Các vùng trồng cà phê chính ở miền nam Brazil có lượng mưa dồi dào, thuận lợi cho quả cà phê phát triển thuận lợi, hứa hẹn sẽ cho năng suất cao, trong khi vụ mùa năm nay còn là năm “được mùa” theo chu kỳ “hai năm một”. Dường như mối lo khô hạn từ đầu năm ngoái và những đợt sương giá gây hại hồi tháng 7 không còn được nhắc tới nữa.

Giám đốc điều hành Daniel Mbithi của Nairobi Coffee Exchange (NCE) cho biết, Kenya được hưởng mức giá tốt do sự sụt giảm của sản lượng cà phê Brazil trên thị trường thế giới, theo trang Nation.

Ông Enosh Akuma, Người đứng đầu Ban Giám đốc Cà phê, lưu ý rằng, giá đã tăng nhưng nông dân đang nhận được mức giá khác nhau tùy thuộc vào khu vực và các nhà máy chế biến vụ mùa của họ.

Về cơ bản, nông dân Kenya có được mức giá tốt nhất so với những người trồng cà phê tại Costa Rica, Ethiopia và Colombia. Có những khu vực ở Kirinyaga thậm chí nhận được mức giá 1 USD/kg (tương đương 113 shilling/kg), mức cao nhất trong 10 năm qua.

Tuy nhiên, ông cũng quan sát thấy rằng, một số nông dân không được hưởng lợi từ việc tăng giá do hoạt động sản xuất kém hiệu quả với sản lượng thấp hơn tiêu chuẩn.

Ông kỳ vọng lợi nhuận sẽ tiếp tục neo ở mức cao trong năm 2022 trước khi giảm vào năm 2023, vì có thể mất khoảng một năm để cây cà phê tại Brazil phục hồi sau tác động của đợt sương giá.

Bình luận