Giá cà phê trong nước sáng nay giảm 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 41.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg , tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42,000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,900 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 200 đồng/kg, dao động ở mức 41,900 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 45,900 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
41,500 |
-200 |
Lâm Hà (Robusta) |
41,500 |
-200 |
Di Linh (Robusta) |
41,400 |
-200 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
42,0 00 |
-200 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41,900 |
-200 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41,900 |
-200 |
Ia Grai (Robusta) |
41,900 |
-200 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
41,900 |
-200 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41,900 |
-200 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
45,900 |
-200 |
FOB (HCM) |
2021 |
Trừ lùi: +55 |
Thị trường cà phê trong nước hôm nay giảm nhẹ 200 đồng/kg theo giá thế giới. Thị trường cà phê nội địa Việt Nam được dự đoán vẫn sẽ chịu áp lực trước những nút thắt về chuỗi cung ứng chưa được giải quyết triệt để.
Tổng cục Thống kê Việt Nam ước tính xuất khẩu cà phê trong tháng 6 sẽ đạt 2,41 triệu bao, tăng 13,30% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, lũy kế xuất khẩu cà phê trong chín tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 sẽ đạt tổng cộng 19,87 triệu bao, tăng 7,35% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Dù xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2022 được dự báo tăng trưởng tốt, nhưng các doanh đang gặp khó khăn với giá cước vận chuyển và nhiều chi phí khác không ngừng tăng cao. Trong khi, mức giá không có nhiều biến động và lượng cung cà phê trong nước còn nhiều.
Giá cà phê thế giới giảm sâu
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 12/7, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 giảm 15 USD/tấn ở mức 1.966 USD/tấn, giao tháng 11/2022 giảm 19 USD/tấn ở mức 1.963 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 giảm 7,2 cent/lb, ở mức 213,25 cent/lb, giao tháng 11/2022 giảm 7 cent/lb, ở mức 210,6 cent/lb.
Giá cà phê thế giới đầu tuần này tiếp tục đà giảm do chỉ số giá trị đồng USD là DXY tăng rất mạnh, đẩy các đồng tiền khác vào thế yếu. Sáng nay đồng USD tiếp tục tăng, đạt mức 108,14, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2002, trong khi đồng Euro tiếp tục giảm mạnh, gần về mức ngang giá với đồng bạc xanh.
Các sàn cà phê kỳ hạn chịu sức ép giảm, do các yếu tố cơ bản sau khi có các báo cáo kết quả xuất khẩu khả quan từ các nhà sản xuất cà phê chính và đồng bạc xanh tăng suốt cả tuần qua.
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), trong tháng 6 giá cà phê toàn cầu tăng 4,5% so với tháng trước lên mức trung bình 202,5 US Cent/lb, cao nhất kể từ tháng 2. Trong tháng, mức giá cao nhất ghi nhận được là 208,7 US Cent/lb vào ngày 1/6, nhưng sau đó giảm dần xuống chỉ còn 193,3 US Cent/lb ngày 28/6.
Nhìn chung giá trung bình của tất cả các nhóm cà phê được theo dõi bởi ICO đều tăng trong tháng vừa qua. Cụ thể, cà phê arabica Brazil tăng 5,8%, đạt 230,4 US Cent/lb; cà phê arabica Colombia và arabica khác cũng tăng lần lượt là 5,3% và 5,1%.
Xu hướng tăng này là do giá cà phê arabica trên thị trường kỳ hạn New York đã tăng 4,9% so với tháng trước, lên 229,4 US Cent/lb.
Tuy nhiên, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe lại biến động không đáng kể khi chỉ tăng 0,2%, giúp giá của nhóm cà phê robusta toàn cầu được theo dõi bởi ICO tăng 0,7% trong tháng 6 lên 103,8 US Cent/lb.
ICO tiếp tục giữ nguyên dự báo về cung - cầu cà phê thế giới trong niên vụ 2021-2022, với nguồn cung ở mức 167,2 triệu bao, giảm hơn 2,1% so với niên vụ trước. Tiêu thụ dự báo tăng 3,3% lên 170,3 triệu bao. Thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021-2022.
Tuy nhiên, ICO cũng cho rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm và chi phí đầu vào sản xuất, thương mại tăng có thể ảnh hưởng đến cung cầu cà phê trong 4 tháng còn lại của niên vụ 2021-2022.