Chờ...

Giá cà phê hôm nay 13/6/2022: Chấm dứt đà giảm

(VOH) Giá cà phê ngày 13/6 tăng nhẹ 100 đồng/kg. Giá cà phê dự báo diễn biến khả quan trong cuối tháng 6 và trong quý 2 khi giới đầu cơ đã qua giai đoạn đáo hạn hợp đồng quyền chọn tháng 7.

Giá cà phê trong nước tăng 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.200 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 41.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42,200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42,100đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 42,100đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42,100đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42,100đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở mức  42,100đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  46,100đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,600

+100

Lâm Hà (Robusta)

41,600

+100

 Di Linh (Robusta)

41,500

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

42,200

+100

Buôn Hồ (Robusta)

42,100

+100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

42,100

+100

Ia Grai (Robusta)

42,100

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

42,100

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

42,100

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

46,100

+100

FOB (HCM)

2.132

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 13/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê Robusta giảm liên tiếp giảm còn đến từ việc nguồn cung dồi dào từ các nước xuất khẩu. Xuất khẩu tháng 5 của Việt Nam tăng 9,28% so với cùng kỳ năm trước; Báo cáo xuất khẩu cà phê tháng 5 của Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Brasil cho biết, trong tháng đã xuất khẩu đạt 2,53 triệu bao cà phê hạt, tăng 5,90% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó báo cáo tồn kho khả dụng tại thị trường EU trong tháng 4 tăng 4,35%, đảm bảo nguồn cung an toàn cho hơn 13 tuần hoạt động rang xay.

Chuyên gia dự báo, giá cà phê sẽ diễn biến khả quan trong nửa cuối tháng 6 và trong quý 2, sau khi các giới đầu cơ đã qua giai đoạn đáo hạn hợp đồng quyền chọn tháng 7. Với kim ngạch xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm đã vượt 2 tỷ USD, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng ngành cà phê đang có cơ hội vượt qua con số kỷ lục 3,7 tỷ USD của năm 2012, để lần đầu tiên cán mốc 4 tỷ USD trong năm nay.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình phân tích, có hai "biến số" quan trọng có thể làm thay đổi giá cà phê phái sinh từ nay đến cuối năm như sau, đó là tỷ lệ tăng lãi suất điều hành đồng USD Mỹ và yếu tố thời tiết tại Brazil. Hai tác động này tỏ ra không tương thích mà còn triệt tiêu lẫn nhau. Vả lại, thời tiết tại các vùng cà phê Brazil nếu như có chuyện gì đó xảy ra, dù có thể mới là tin đồn, cũng sẽ kích giá hai sàn cà phê tăng mạnh. Nhưng tùy theo độ chính xác của tin thời tiết mà biến động giá có bền hay không. Kinh nghiệm hàng chục năm nay cho thấy giá dựa trên yếu tố thời tiết thường bấp bênh.

Giá cà phê thế giới đi ngang

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 13/6, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 ở mức 2.077 USD/tấn, giao tháng 9/2022  ở mức 2.095 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022  ở mức 228,9 cent/lb, giao tháng 9/2022 ở mức 228,8 cent/lb.

Tổng hợp tuần trước, thị trường London có 5 phiên giảm liên tiếp. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm tất cả 59 USD và kỳ hạn giao tháng 9 giảm tất cả 44 USD. Trong khi đó, thị trường New York có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm tất cả 3,50 cent và kỳ hạn giao tháng 9 giảm tất cả 3,75 cent. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Theo các chuyên gia, tỷ giá đồng Real suy yếu trở lại đã hỗ trợ người Brazil đẩy mạnh bán hàng vụ mới, khiến giá cà phê trên cả 2 sàn kỳ hạn sụt giảm liên tiếp. Bên cạnh đó còn do đáo hạn hợp đồng quyền chọn và ngày thông báo đầu tiên (FND) của kỳ hạn tháng 7, khiến giới đầu cơ phải điều chỉnh, cân đối vị thế ròng đang nắm.

Nguyên nhân sụt giảm đáng kể còn phải kể đến lo ngại rủi ro tăng cao khi lạm phát toàn cầu vượt mức sẽ thúc đẩy các NHTW lớn trên thế giới phải cắt giảm các biện pháp kích thích kinh tế và nâng mức lãi suất cơ bản tiền tệ để ngăn chặn lạm phát, cũng khiến đầu cơ chùng tay mua các loại hàng hóa nói chung.

Từ nay đến cuối năm, giới kinh doanh tài chính tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ còn tăng khoản 1,5% là ít nhất mới đủ sức khống chế lạm phát. Tăng lãi suất nhiều bao nhiêu, chi phí tài chính cho hoạt động kinh doanh càng lớn bấy nhiêu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thường dè dặt mỗi khi quyết định mua hàng, giảm trữ lâu mà chỉ mua đủ để giải quyết những hợp đồng tồn đọng.

Trong khi đó, lợi suất dài hạn trái phiếu kho bạc Mỹ giảm xuống dưới mức 3% đã không hỗ trợ giá cả hàng hóa nguyên liệu nói chung và cà phê nói riêng.

Ngoài ra, yếu tố thời tiết tại các vùng cà phê Brazil như thường lệ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến giá cà phê trên hai sàn phái sinh. Tùy theo độ chính xác của tin thời tiết mà biến động giá có bền hay không, bởi vậy giá dựa trên thông tin thời tiết thường bấp bênh.