Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.500 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 400 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà lên mức 32.600 đồng/kg, tại Di Linh lên ngưỡng 32.500 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 400 đồng/kg, khu vực Cư M'gar lên mức 33.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê lên ngưỡng 33.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 400 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch ở mức 32.900 đồng/kg
Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 32.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 300 đồng/kg, lên mức 32.700 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 34.400đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.502 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 100 – 120 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 11 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
32,600 |
+400 |
— Lâm Hà (Robusta) |
32,600 |
+400 |
— Di Linh (Robusta) |
32,500 |
+400 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
33.200 |
+400 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
33,000 |
+400 |
GIA LAI |
||
— Pleiku (Robusta) |
32,900 |
+400 |
_ Ia Grai (Robusta) |
32,900 |
+400 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
32,900 |
+400 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
32.700 |
+300 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
34,400 |
+200 |
Ảnh minh họa: internet
Trong 10 ngày đầu tháng 8/2020, giá cà phê trong nước tăng do lo ngại dịch Covid-19 tái bùng phát khiến nguồn cung gián đoạn. Ngày 10/8/2020, giá cà phê trong nước tăng từ 0,3 – 0,9% so với ngày 30/7/2020, trong đó mức tăng cao nhất 0,9% tại tỉnh Lâm Đồng và huyện Đắk R’lấp tỉnh Đắk Nông, lên mức 32.200 - 32.600 đồng/kg.
Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta loại R1 tăng 0,6% so với ngày 30/7/2020, lên mức 34.100 đồng/kg.
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê tháng 7 đạt 120 nghìn tấn, trị giá 213 triệu USD, giảm 6% về lượng và giảm 2,2% về trị giá so với tháng 6, giảm 15,1% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với tháng 7/2019.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,06 triệu tấn, trị giá 1,8 tỷ USD, giảm 0,1% về lượng và giảm 0,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 7 ước đạt 1.775 tấn, tăng 4,1% so với tháng 6 và tăng 3,3% so với tháng 7/2019.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 6 đạt 109,7 nghìn tấn, trị giá 158,48 triệu USD, giảm 12,1% về lượng và giảm 14,5% về trị giá so với tháng 6/2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 804,2 nghìn tấn, trị giá 1,19 tỷ USD, tăng 2,2% về lượng, nhưng giảm 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta sang nhiều thị trường tăng, như: Đức tăng 14,1%, Nhật Bản tăng 21,6%, Algeria tăng 4,6%, Bỉ tăng 7,7%; trong khi xuất khẩu sang thị trường Italy, Tây Ban Nha, Mỹ và Nga… giảm.
Giá cà phê robusta xuất khẩu trung bình trong tháng 6 đạt 1.445 USD/tấn, giảm 2,8% so với tháng 6/2019.
Giá cà phê thế giới tăng mạnh
Giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn bất ngờ tăng tốc khi chứng khoán Mỹ tạm đóng cửa và đồng Reais Brasil hồi phục đáng kể.
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
09/20 |
1442 |
+48 |
+3.44 |
4485 |
1444 |
1389 |
1394 |
1394 |
16776 |
11/20 |
1382 |
+40 |
+2.98 |
9232 |
1384 |
1335 |
1344 |
1342 |
40435 |
01/21 |
1387 |
+37 |
+2.74 |
2485 |
1390 |
1342 |
1350 |
1350 |
18790 |
03/21 |
1399 |
+35 |
+2.57 |
588 |
1400 |
1358 |
1365 |
1364 |
13245 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
09/20 |
116.2 |
+4.15 |
+3.70 |
20874 |
117.15 |
111.15 |
112.4 |
112.05 |
34057 |
12/20 |
118.1 |
+3.85 |
+3.37 |
34681 |
118.95 |
113.4 |
114.9 |
114.25 |
103231 |
03/21 |
120.35 |
+3.85 |
+3.30 |
11732 |
121.1 |
115.65 |
116.95 |
116.5 |
57220 |
05/21 |
121.15 |
+3.65 |
+3.11 |
5394 |
121.9 |
116.7 |
117.95 |
117.5 |
25217 |
Mở cửa phiên giao dịch ngày 14/08, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London bất ngờ tăng tốc. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 48 USD, lên 1.442 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 40 USD, lên 1.382 USD/tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo tiếp tục nới rộng khoảng cách.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 4,15 cent, lên 116,2 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 3,85 cent, lên 118,1 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Đồng Reais tăng 1,45%, lên ở mức 1 USD = 5,3690 Reais do sự lạc quan của nhà đầu tư vốn ngoại về chính sách cải cách chi tiêu và sự hiệu chỉnh kỹ thuật. Trong khi chứng khoán Mỹ tạm đóng cửa và đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh hơn dự kiến cũng giúp thị trường lạc quan hơn, bên cạnh sự tăng tốc để sớm có vắc-xin phòng chống Covid-19.
Giá cà phê tăng mạnh trên cả hai sàn là điều khá bất ngờ khi các thị trường đã quá mua trước đó và đáo hạn hợp đồng quyền chọn tháng 9 cũng đã cận kề.
Bờ Biển Ngà, nhà sản xuất cà phê Robusta hàng đầu Tây Phi, đã báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng Sáu đạt 111.783 bao, giảm 78.733 bao, tức giảm mạnh tới 41,35% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt tổng cộng 586.483 bao, giảm 151.600 bao, tức giảm 20,54% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Tính đến thứ Hai ngày 10/8, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã giảm thêm 620 tấn, tức giảm 0,56 % so với tuần thương mại trước đó, xuống đăng ký ở 110.290 tấn (tương đương 1.838.167 bao, bao 60 kg).
Theo các chuyên gia, quý 3/2020, giá cà phê được dự báo ở mức ổn định dù lượng bán ra tăng lên. Một số thị trường có thể phải đóng cửa cách ly xã hội trở lại do làn sóng Covid-19 đang lan rộng.
Liên minh châu Âu được dự báo sẽ tăng nhập khẩu thêm 2 triệu bao cà phê đạt 49,5 triệu bao, chiếm khoảng 45% lượng nhập khẩu cà phê hạt của toàn thế giới. Việt Nam là nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai (chiếm 23%) của EU sau Brazil (chiếm 29%), kế đến là Colombia (7%) và Honduras (6%).