Chờ...

Giá cà phê hôm nay 14/12/2020: Đều chỉnh nhẹ sau phiên bật tăng mạnh vào cuối tuần

(VOH) - Giá cà phê ngày 14/12 giảm nhẹ 100 đồng/kg sau phiên tăng mạnh cuối tuần qua tại một số địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới đi ngang.

Tuần qua, giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây nguyên tăng 200 – 300 đồng, lên dao động trong khung 32.000 – 32.500 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở  mức 32.500 đồng/kg, tại Di Linh ở  ngưỡng 32.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, tại Cư M'gar dao động ở  mức 33.000 đồng/kg, tại Buôn Hồ  giá cà phê  ở  ngưỡng 32.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch về  mức 32.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 100 đồng/kg, dao động về ngưỡng 32.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  đi ngang, dao động  ở  mức 32.700 đồng/kg.     

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ổn định , dao động ở  ngưỡng  34.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

— Bảo Lộc (Robusta)

32,500

0

— Lâm Hà (Robusta)

32,500

0

— Di Linh (Robusta)

32,400

0

ĐẮK LẮK

 

 

— Cư M'gar (Robusta)

33.000

-100

— Buôn Hồ (Robusta)

32,800

-100

GIA LAI

 

 

— Pleiku (Robusta)

32,800

-100

_ Ia Grai (Robusta)

32,800

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa (Robusta)

32,800

-100

KON TUM

 

 

— Đắk Hà (Robusta)

32.700

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

34,5 00

0

Giá cà phê hôm nay 14/12/2020
Ảnh minh họa: internet

Ở thị trường trong nước những ngày đầu tháng 11, giá cà phê trong nước tăng so với cuối tháng 10. Ngày 9/11, giá cà phê trong nước tăng từ 500 – 600 đồng/kg (tương đương mức tăng từ 1,5 – 1,9%) so với ngày 30/10.

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 tăng 1,7% so với ngày 30/10, lên mức 34.900 đồng/kg.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê tháng 11 giảm 23,1% về lượng và giảm 18,7% về trị giá so với tháng 10, so với tháng 11/2019 giảm 37,5% về lượng và giảm 30% về trị giá, đạt 70 nghìn tấn, trị giá 137 triệu USD.

Tính chung 11 tháng năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,41 triệu tấn, trị giá 2,46 tỉ USD, giảm 3,9% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 11 ước đạt mức 1.963 USD/tấn, tăng 5,7% so với tháng 10 và tăng 12,2% so với tháng 11/2019.

Trong 11 tháng năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.745 USD/tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê robusta tháng 10 đạt 76,8 nghìn tấn, trị giá 119,2 triệu USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 9,1% về trị giá so với tháng 10/2019.

Trong 10 tháng năm 2020, xuất khẩu cà phê robusta đạt 1,14 triệu tấn, trị giá 1,71 tỉ USD, giảm 1,1% về lượng và giảm 2,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta sang một số thị trường chính giảm, như: Mỹ, Tây Ban Nha, Nga, Bỉ, Thái Lan, Malaysia, Anh, Ấn Độ, Pháp; ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường khác tăng, gồm: Đức, Italy Nhật Bản, Philippines.

Tháng 11, giá cà phê trong nước tăng so với cuối tháng 10. Ngày 28/11, giá cà phê trong nước tăng từ 1,2 – 1,9% so với ngày 30/10.

Mức tăng cao nhất 1,9% tại huyện Đắk Hà tỉnh Kon Tum, lên mức 33.000 đồng/kg. Tại cảng khu vực TP HCM, cà phê robusta loại R1 tăng 400 đồng/kg (1,2%) so với ngày 30/10, lên mức 34.700 đồng/kg.

Giá cà phê thế giới  đi ngang

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

01/21

1335

0

0

3321

1340

1321

1328

1326

28970

03/21

1357

0

0

5903

1364

1345

1355

1351

43073

05/21

1366

0

0

2260

1375

1357

1369

1364

18868

07/21

1381

0

0

372

1391

1373

1385

1380

16149

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/20

119.1

0

0

2

119.1

118.8

119

118.55

66

03/20

121.6

0

0

15847

123.55

120.2

123

121.05

116572

05/21

123.4

0

0

5299

125.25

122.05

124.65

122.85

44045

07/21

124.95

0

0

3807

126.55

123.6

126.5

124.35

35165

Giá cà phê giao dịch sáng ngày 14/12, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 ổn định ở mức  1.335 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 dao động quanh mức 1.357 USD/tấn. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York đi ngang . Kỳ hạn giao ngay tháng 3 đi ngang ở mức  121,6 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 ổn định ở mức 123,4 cent/lb. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Theo các nhà quan sát, nông dân Việt Nam đã thu hoạch khoảng 25% sản lượng vụ mùa tính đến thời điểm hiện tại, trong khi hàng năm họ đã thu hoạch tới 40% sản lượng và đã giao hàng vụ mới cho nhà xuất khẩu. Nguyên nhân chậm trễ là do mùa mưa năm nay kéo dài vì hiện tượng thời tiết La Nina đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quốc gia sản xuất cà phê trên vành đai Thái Bình Dương, nhất là ở khu vực Trung Mỹ và Việt Nam.

Trong khi đó, Cecafé của Brasil báo cáo xuất khẩu tháng 11 tăng tới 35,91% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao kỷ lục lịch sử của xuất khẩu tháng 11 hàng năm. Tuy nhiên, xuất khẩu tăng mạnh là nhờ vụ thu hoạch năm 2020 đạt sản lượng kỷ lục của năm cho sản lượng tăng theo chu kỳ “hai năm một”. Xuất khẩu tăng mạnh có nghĩa là cà phê tồn kho không còn nhiều, trong khi Brasil đối diện với vụ mùa cho sản lượng thấp, lại còn bị khô hạn ngay từ đầu khiến Cecafé dự báo sản lượng vụ tới sẽ sụt giảm ít nhất 20%, điều này mới là mối lo cho các thị trường tiêu dùng.

Tính đến thứ Hai ngày 07/12, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng thêm 1.310 tấn, tức tăng 0,98 % so với tuần thương mại trước đó, lên đăng ký ở 134.330 tấn (tương đương 2.238.833 bao, bao 60 kg).

Thời tiết lạnh và nhiều trận mưa kéo dài đã làm chậm tốc độ chín của hạt cà phê ở nhiều vùng của Colombia trong năm nay. Điều đó đã giúp nhiều trang trại cà phê tránh khỏi những tổn thất lớn, BBC News đưa tin.

Tuy nhiên, việc tuyển dụng người thu hoạch vẫn đang gặp khó khăn do  tình trạng thiếu lao động trầm trọng và đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Trong khi đó, hạt cà phê đang dần chín rụng ở nhiều nơi.

Ông Ángel García, quản lí một trang trại cà phê ở Colombia cho biết, ông thường thuê 500 công nhân tạm thời để thu hoạch cà phê vào tháng 11, nhưng năm nay trang trại của ông chỉ nhận được 200 người.