Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.300 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 400 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà lên mức 30.400 đồng/kg, tại Di Linh về ngưỡng 30.300 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk tăng đến 500 đồng/kg, khu vực Cư M'gar lên mức 31.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê lên ngưỡng 31.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 400 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai lên mức 30.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 400 đồng/kg lên ngưỡng 30.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 300 đồng/kg lên mức 30.800 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 400 đồng/kg, lên ngưỡng 32.300đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
30,400 |
+400 |
— Lâm Hà (Robusta) |
30,400 |
+400 |
— Di Linh (Robusta) |
30,300 |
+400 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
31.100 |
+500 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
31,000 |
+500 |
GIA LAI |
||
— Pleiku (Robusta) |
30,700 |
+400 |
_ Ia Grai (Robusta) |
30,700 |
+400 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
30,700 |
+400 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
30.800 |
+300 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
32,300 |
+400 |
Ảnh minh họa: internet
Người dân trồng cà phê trong nước đang phải đối mặt với rủi ro kép: Cùng với việc giá bán đi xuống, giá nhân công, phân bón tăng, nông dân còn khó khăn hơn với tình trạng hạn hán ở khu vực Tây Nguyên.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa khô năm 2020 tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng có chiều hướng gia tăng. Do đó, nhiều diện tích hoa màu, cây công nghiệp, nhất là cây cà phê không có nước tưới, nhiều hộ dân đang lâm vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt. Ngành cà phê cùng lúc chịu tác động kép do hạn hán và dịch Covid-19 lan rộng khiến giá cà phê chạm đáy 10 năm.
Theo Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê toàn cầu trong thời gian tới vẫn biến động theo xu hướng giảm. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê thế giới tăng cao trong những năm gần đây, trong khi nhu cầu chỉ tăng từ 2 – 2,5%/năm khiến cung vượt cầu.
Xuất khẩu cà phê tháng 4 năm 2020 ước đạt 165 nghìn tấn với giá trị đạt 272 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 4 tháng đầu năm 2020 đạt 654 nghìn tấn và 1,1 tỉ USD, tăng 3,7% về khối lượng và tăng 1,5% về giá trị so với cùng kì năm 2019.
Đức, Italy và Mỹ tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là 16% (133,7 triệu USD), 8,6% (72,2 triệu USD ) và 8,5% (70,7 triệu USD).
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2020 đạt 1.648 USD/tấn, giảm 2,1% so với cùng kì năm 2019.
Trong tháng 4, giá cà phê thế giới biến động giảm. Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân tháng 4 đạt 1.648 USD/tấn, giảm 5% so với tháng 3, và giảm 2,9% so với cùng kì năm 2019.
Tại sàn giao dịch New York sau nhiều phiên tăng liên tiếp, giá cà phê arabica kì hạn giao tháng 5 giảm mạnh, giao dịch ở mức 2.448 USD/tấn, giảm 5,27% so với tháng trước. Giá cà phê robusta giao tháng 5 thị trường London giảm 102 USD/tấn xuống còn 1.084 USD/tấn.
Giá cà phê thế giới phục hồi tăng
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/20 |
1168 |
+21 |
+1.83 |
5250 |
1177 |
1144 |
1145 |
1147 |
63750 |
09/20 |
1188 |
+20 |
+1.71 |
2125 |
1196 |
1163 |
1163 |
1168 |
35659 |
11/20 |
1205 |
+19 |
+1.6 |
979 |
1214 |
1184 |
1184 |
1186 |
18235 |
01/21 |
1225 |
+18 |
+1.49 |
308 |
1234 |
1204 |
1204 |
1207 |
11019 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/20 |
106.70 |
+1.65 |
+1.57 |
16573 |
108.30 |
105.10 |
105.45 |
105.05 |
79157 |
09/20 |
107.95 |
+1.60 |
+1.5 |
9342 |
109.45 |
106.35 |
107 |
106.35 |
49287 |
12/20 |
109.80 |
+1.55 |
+1.43 |
5736 |
111.30 |
108.30 |
108.65 |
108.25 |
50689 |
03/21 |
111.65 |
+1.45 |
+1.32 |
2133 |
113.05 |
110.20 |
110.40 |
110.20 |
24080 |
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 phục hồi tăng 21 USD, lên 1.168 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 20 USD, lên 1.188 USD/tấn, các mức đều tăng. Khối lượng giao dịch tăng.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York sụt giảm liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 1,65 cent/lb, lên 106,70 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng thêm 1,60 cent/lb, lên 107,95 cent/lb, các mức đều tăng Khối lượng giao dịch đi lên
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, đầu tháng 5, thị trường cà phê toàn cầu khả quan hơn khi thanh khoản phục hồi đã thu hút dòng vốn đầu cơ trở lại, cùng với đó việc nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ dỡ bỏ giãn cách xã hội cũng là yếu tố hỗ trợ thị trường.
Thị trường cà phê toàn cầu đã có tín hiệu khả quan trong những ngày đầu tháng 5, nhưng giá khó có thể phục hồi mạnh do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
Nguồn cung cà phê toàn cầu chuyển từ thiếu hụt trong niên vụ 2019 - 2020 thành dư thừa trong niên vụ 2020 - 2021. Dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm mạnh. Khoảng 95% quán cà phê trên toàn cầu bị đóng cửa, chiếm khoảng từ 20 – 25% tiêu thụ.
Theo dự báo của Công ty môi giới hàng hóa Marex Spectron, nguồn cung cà phê toàn cầu chuyển từ thiếu hụt 4,3 triệu bao (60 kg/bao) trong niên vụ 2019 - 2020 thành dư thừa 2 triệu bao trong niên vụ 2020 - 2021 (bắt đầu từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2021).
Nhu cầu tiêu thụ cà phê arabica sạch bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi loại cà phê này được các quán cà phê cao cấp trên thế giới ưa chuộng. Trong khi đó, nhu cầu đối với cà phê robusta, loại cà phê được sử dụng rộng rãi trong cà phê hòa tan, ít bị ảnh hưởng hơn do các hộ gia đình vẫn mua về sử dụng.