Giá cà phê trong nước hôm nay giảm nhẹ 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 47.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 47.000 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 47.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 47.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 47,700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 47,600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 47,600 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 47,600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg , dao động ở ngưỡng 47,600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở mức 47,600 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 51,600 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
47,100 |
-100 |
Lâm Hà (Robusta) |
47,100 |
-100 |
Di Linh (Robusta) |
47,000 |
-100 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
47,700 |
-100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
47,600 |
-100 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
47,600 |
-100 |
Ia Grai (Robusta) |
47,600 |
-100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
47,600 |
-100 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
47,600 |
-100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
51,600 |
-100 |
FOB (HCM) |
2,285 |
Trừ lùi: +55 |
Trong 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,24 triệu tấn, trị giá 2,82 tỷ USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 39,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Với đà tăng trưởng ấn tượng này, mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD trong năm nay đã sớm đạt được. Thậm chí, ngành cà phê Việt Nam trong năm nay có thể sẽ thiết lập kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD nếu giá xuất khẩu tiếp tục ở mức cao.
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam dự báo, giá cà phê xuất khẩu trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục đi lên vì nguồn cung trong dân đã cạn, các doanh nghiệp chỉ còn chưa đến 500.000 tấn cho xuất khẩu.
Dự kiến, hết tháng 9/2022, kim ngạch xuất khẩu cà phê sẽ vượt mức 3,07 tỷ USD trong cả năm 2021. Trong 8 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.268 USD/tấn, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê thế giới tiếp tục giảm
Khảo sát giá cà phê thế giới ngày 15/9/2022, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 giảm 8 USD/tấn ở mức 2.224 USD/tấn, giao tháng 11/2022 giảm 9 USD/tấn ở mức 2.230 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 giảm 6,35 cent/lb, ở mức 217,6 cent/lb, giao tháng 12/2022 giảm 5,85 cent/lb, ở mức 214,85 cent/lb.
Giá cà phê 2 sàn tiếp tục giảm trong phiên vừa qua. Arabica giảm về mức thấp nhất 3 tuần qua. Thông tin xuất khẩu cà phê Brazil tháng 8/2022 tăng gần 10% làm giá mặt hàng nông sản này trên sàn New Yorrk giảm mạnh.
Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của Mỹ sụt giảm tháng thứ hai liên tiếp (lạm phát tăng 0,1% so với tháng 7) đã khiến thị trường thất vọng và dấy lên mối lo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay nâng lãi suất tại phiên họp tới. Nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu cho rằng việc đồng loạt nâng lãi suất tiền tệ cơ bản của nhiều ngân hàng trung ươngtrên thế giới sẽ góp phần khiến cho suy thoái kinh tế toàn cầu càng trầm trọng hơn nữa.
Các nhà phân tích nhận định giá cà phê Robusta tại London có khả năng quay về ngưỡng 2.200 USD/tấn trong những ngày sắp tới.
Theo Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE), sản lượng cà phê năm 2022 của nước này ước đạt 53,7 triệu bao loại 60kg, tăng 0,9% so với dự báo trước đó và tăng 9,6% so với năm 2021.
Sự gia tăng nhẹ so với dự báo hồi tháng 8 là do dự báo sản lượng cà phê Conilon Robusta cao hơn, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Dự báo giá cà phê thế giới chịu áp lực giảm trong ngắn hạn. Về trung và dài hạn, giá dự kiến sẽ tăng trở lại.
Ngân hàng đầu tư Rabobank đã điều chỉnh dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022 - 2023 giảm 1,92% xuống mức 169 triệu bao, và vẫn giữ nguyên dự báo nhu cầu tiêu thụ toàn cầu ở mức 170,30 triệu bao.
Do đó, thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thiếu hụt 1,3 triệu bao. Thị trường đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung bởi tình hình thời tiết khô hạn tại Brazil gây ảnh hưởng đến sản lượng.