Giá cà phê hôm nay 16/8/2022: Robusta tiếp tục tăng

(VOH) – Giá cà phê ngày 16/8 nhích nhẹ 100 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm. Giá cà phê thế giới biến động trái chiều, cà phê Robusta tiếp tục tăng trong khi Arabica giảm sâu.

Giá cà phê trong nước hôm nay tăng nhẹ 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 49.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 48.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 48.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 48.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 49,100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 49,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 49,000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 49,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông chững giá, dao động ở ngưỡng 48,900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở mức 49,000 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 49,000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)
Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg
Thay đổi
LÂM ĐỒNG    
Bảo Lộc (Robusta) 48.600 +100
Lâm Hà (Robusta) 48.600 +100
Di Linh (Robusta) 48.500 +100
ĐẮK LẮK    
Cư M'gar (Robusta) 49,100 +100
Buôn Hồ (Robusta) 49,000 +100
GIA LAI    
Pleiku (Robusta) 49,000 +100
Ia Grai (Robusta) 49,000 +100
ĐẮK NÔNG 48,900 0
KON TUM    
Đắk Hà (Robusta) 49,000 +100
TP.HỒ CHÍ MINH    
— R1 53,000 +100
Giá cà phê hôm nay 16/8/2022: Robusta tiếp tục tăng 
Ảnh minh họa - Internet 

Từ cuối tháng 7 đến nay giá cà phê liên tục tăng cao. Tính đến phiên giao dịch ngày 15/8, giá cà phê trong nước đã tăng vọt lên mức 48.500 – 49.000 đồng/kg, tăng mạnh 11 – 12% (tương ứng gần 6.000 đồng/kg) so với cuối tháng trước.

Mức giá này vượt xa mức kỳ vọng 45.000 đồng/kg của các chuyên gia cũng như tiến sát đến mức 50.000 đồng/kg, mức cao lịch sử đạt được vào năm 2011. Nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung vào thời điểm cuối vụ không còn nhiều được cho là nguyên nhận chính đẩy giá cà phê tăng cao.

Hàng Việt Nam hiện rất khó mua vì trong tay nhà nông đã cạn, mặc dầu dữ liệu báo cáo cho thấy xuất khẩu 10 tháng năm 2022 niên vụ hiện tại đã đạt 1,4 triệu tấn, còn khoảng 400.000 tấn trong tay các đầu cơ nói chung. Số hàng này họ chờ cơ hội đẩy giá lên cao để thu lợi nhuận.

Giá phân bón giảm mạnh, giá cà phê tăng vọt vào cuối niên vụ là động lực thúc đẩy nông dân Việt Nam chăm bón vườn cây trong giai đoạn quan trọng. Lúc này cây cà phê rất cần có đủ chất dinh dưỡng để phát triển quả và làm nhân, quyết định năng suất và sản lượng vụ mới chỉ còn vài tháng nữa.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7 xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 113.852 tấn, giảm 17,1% so với tháng trước và giảm 6,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lũy kế 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu cà phê của nước ta đạt cao nhất trong 4 năm qua với hơn 1,1 triệu tấn, trị giá 2,5 tỷ USD, tăng 17,3% về lượng và tăng 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn chung xuất khẩu cà phê sang các thị trường lớn đều tăng trong 7 tháng đầu năm nay do nhu cầu tiêu dùng cà phê của các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19, trong khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn và chi phí logistic tăng cao.

Giá cà phê thế giới tăng mạnh

Giá cà phê thế giới ngày 16/8/2022, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp nối đà tăng liên tiếp. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 4 USD, lên 2.256 USD/tấn. 

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York quay đầu giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm mạnh 1,10 cent, xuống mức 225,50 cent/lb. 

Giá cà phê hôm nay 16/8/2022: Robusta tiếp tục tăng 2
Giá cà phê hôm nay 16/8/2022: Robusta tiếp tục tăng 3

Giá cà phê kỳ hạn trở lại trái chiều. Trong khi Arabica New York điều chỉnh giảm sau chuỗi tăng nóng còn do sự thanh lý vị thế ròng của các Quỹ và đầu cơ trước ngày hết hạn hợp đồng quyền chọn và ngày giao hàng đầu tiên. Trong khi đó, giá cà phê Robusta London vẫn giữ được sức tăng do lo ngại nguồn cung thiếu hụt từ các nước sản xuất chính. 

Giá cà phê biến động trái chiều phiên vừa qua còn do USDX đảo chiều tăng khiến các tiền tệ mới nổi rơi vào thế bất lợi, hàng hóa giao dịch bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ, phần lớn các nhà giao dịch đã đứng bên ngoài thị trường mà không vội tham gia nên khối lượng thương mại trên cả hai sàn cà phê kỳ hạn khá thấp. 

Niềm tin tiêu dùng Mỹ tăng so với tháng trước làm xoa dịu nỗi lo về lạm phát của Mỹ và dự đoán Fed sẽ mềm mỏng hơn trong các đợt điều chỉnh lãi suất sắp tới.

Thời tiết khô hanh ở các vùng trồng cà phê trong tuần qua cũng là 1 tâm điểm của thị trường và cũng là yếu tố giúp các quỹ đầu cơ tăng mua mạnh bên cạnh việc chuẩn bị chuyển tháng kỳ hạn sắp tới.