Giá trong nước tiếp đà tăng
Giá cà phê trong nước sáng nay giảm 300 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.800 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 300 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40.800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 300 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40.700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 300 đồng/kg, dao động ở mức 40.600 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng giảm giảm 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42.300 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
39,900 |
-300 |
Lâm Hà (Robusta) |
39,900 |
-300 |
Di Linh (Robusta) |
39,800 |
-300 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
40.800 |
-300 |
Buôn Hồ (Robusta) |
40.700 |
-300 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
40.700 |
-300 |
Ia Grai (Robusta) |
40.700 |
-300 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
40.700 |
-300 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
40.600 |
-300 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
42,600 |
-300 |
FOB (HCM) |
2.292 |
Trừ lùi: +55 |
Các địa phương Việt Nam đang bước vào vụ thu hoạch cà phê. Thời tiết vùng cà phê Tây nguyên hiện đang thiếu nắng làm quả cà phê chín chậm, trong bối cảnh lực lượng nhân công thiếu hụt đã đẩy tiền lương thu hái lên rất cao. Niên vụ 2021, hàng trăm nghìn ha cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên có thể sẽ thu hoạch không kịp thời vụ, nguy cơ ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng do tình trạng thiếu nhân công vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Dự kiến thời gian thu hoạch phải tăng lên gấp đôi.
Với việc giá cà phê cao ngay từ đầu mùa, các địa phương cũng đang khuyến cáo người trồng cà phê không nên chạy theo giá thị trường, thu hái xanh ảnh hưởng đến chất lượng trái cũng như hiệu quả những năm tiếp theo. Thay vào đó là giữ vững liên kết với các doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam tháng 9/2021 đạt 45,43 triệu USD, giảm 7,5% so với tháng 9/2020 và giảm 5,1% so với tháng 9/2019.
Tuy nhiên, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam tăng 0,6% so với 9 tháng đầu năm 2020 và tăng 2,7% so với 9 tháng đầu năm 2019, đạt 412,82 triệu USD.
Xét về thị trường xuất khẩu, 9 tháng đầu năm 2021 so với 9 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Philippines, Nga và Hàn Quốc.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam sang thị trường Indonesia tăng tới 104,1%, đạt 19,68 triệu USD, trong thời gian này, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Giá cà phê thế giới suy yếu
Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 17/11, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 giảm 27 USD/tấn ở mức 2.237 USD/tấn, giao tháng 3/2022 giảm 20 USD/tấn ở mức 2.189 USD/tấn. Song song đó, trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 giảm 0,7 cent/lb ở mức 222,05 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 0,5 cent/lb ở mức 224,5 cent/lb.
Sau vài phiên tăng mạnh, giá Arabica đã giảm nhẹ. Dự kiến xu hướng tăng ở New York vẫn còn, do lo ngại nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt đã thúc đẩy các quỹ tăng mua. Trong khi đó, báo cáo của Cecafé cho thấy thị trường Brazil có thể chậm giao khoảng 5 triệu bao cà phê đã hợp đồng bán trước cuối năm nay, do giá kỳ hạn lẫn giá nội địa tăng cao khiến nhà nông không muốn giao hàng. Brazil chỉ có thể xuất khẩu 21 triệu bao cà phê trong niên vụ 2021/2022, giảm tới 55% so với niên vụ trước đó, do nguồn cung cạn kiệt.
Trong khi đó, giá cà phê Robusta trên sàn London tiếp tục chỉnh giảm, sau khi thiết lập mức cao mới 10 năm nhằm hỗ trợ phần nào cho chi phí logistics đang ở mức quá cao.
Theo các doanh nghiệp Việt Nam, giá cà phê trên sàn London tăng cao, nhưng người trồng cà phê trong nước chưa được hưởng lợi gì vì nguồn hàng vụ cũ không còn nằm trong tay họ, trong khi vụ mới vừa khởi đầu thu hoạch trong bối cảnh thiếu hụt lượng nhân công tăng cường hàng năm khiến chi phí tiền lương tăng cao.